Thầy giáo Nguyễn Trà: “Không gì hạnh phúc hơn khi giúp đỡ số phận bất hạnh”

(Sóng Trẻ) - Giữa lòng thủ đô Hà Nội, có một lớp học hướng thiện của nhà giáo Nguyễn Trà. Suốt 25 năm ròng, thầy đã dạy học miễn phí cho nhiều thế hệ học trò. Niềm vui của  thầy chính là hạnh phúc và thành công của học trò.

bdf896e5d_i_9458.jpg
Thầy Nguyễn Trà tại lớp học tình thương trong khuôn viên gia đình.

- PV: Thưa thầy, hơn 40 năm đứng lớp ở các trường phổ thông, 25 dạy học miễn phí cho trò nghèo, điều gì là động lực để thầy làm công việc đó?
Thầy Nguyễn Trà: Sở dĩ thầy dạy lớp học tình thương này. Đến năm nay là 25 năm. Một phần tư thế kỉ. Phải nói cũng là một kì công. Chỉ có một xuất phát điểm. Đó là tình thương. Thương lắm, thương người. Thương cả bố mẹ trò, chật vật từng đồng nuôi con,  không đủ tiền cho con đi học.  Nhìn những số phận bất hạnh, không may mắn thầy thương vô cùng. Thầy muốn giúp đỡ, muốn các em được đi học.

- PV: Cơ duyên nào đưa thầy đến với nghề dạy học, để thầy gắn bó với nghề như vậy?
Thầy Nguyễn Trà: Gia đình thầy có truyền thống  nhà giáo. 11 đời dạy học. Thầy chọn nghề giáo để tiếp nối truyền thống gia đình.

- PV: Thưa thầy, thầy có thể cho biết lớp học hướng thiện của thầy gồm những thành viên ở những lứa tuổi nào?
Thầy Nguyễn Trà: Mới đầu lớp học chỉ có học sinh tiểu học. Thầy dạy cho các em cơ nhỡ, khó khăn. Khi các em tan học ra cổng, mọi người thấy tập trung đông mới biết lớp học. Có người hỏi thầy giá tiền học. Thầy bảo: “Kiếm nhiều trả nhiều, ít trả ít, không kiếm được thì không phải trả.” Rồi cũng có nhiều người đưa con đến học. Về sau có cả học sinh, trung học, đại học, thậm chí cả người đi làm cũng đến học.

- PV: Ngay cả những người đi làm cũng tìm đến lớp học của thầy?
Thầy Nguyễn Trà: Có chứ. Có ba cô đi học ở Đức muốn học tiếng. Thầy nói các cô cứ đến học. Học thử một hôm. Nếu thích thì học thì học. Thế là ba cô thích quá, theo lớp của thầy.

- PV:Một điều đáng ngưỡng mộ, lớp học dành cho mọi lứa tuổi.  Học trò của thầy ở những khu vực nào ạ?
Thầy Nguyễn Trà: Học sinh ở quanh nhà thầy. Thế rồi có những em đi học về kể với người thân, người thân lại đến học.  Có những học ở CHương Mỹ, Gia Lâm cũng đến học.Một cậu ở Tuyên Quang  còn học qua thư. Thầy nói rằng em ở xa thì em làm bài tập tiếng anh vào thư.  Thầy chấm và gửi cho em.

- PV: Niềm vui lớn nhất của thầy khi làm công việc dạy học là gì ạ?
Thầy Nguyễn Trà: Thầy vui khi hấy học sinh nan dần. Có những trò khi mới đến lớp nói rằng “Thầy ra em bảo”. Thầy bảo rằng câu ấy em nói với em em thôi, nói với bố mẹ cũng không được. Nếu em hỏi mẹ thì phải nói: “Mẹ ơi con hỏi mẹ cái này ạ”. Đối với thầy: “Thưa thầy em hỏi thầy bài này”. Thứ hai là chữ viết. Bất cứ học sinh nào đến học. Thầy chọn những tập giấy tốt đóng lại thành quyển vở, tặng làm kỉ niệm. Thầy dặn học trò đánh số trang, không được xé giấy. Trò viết từ trang đầu đến trang cuối cùng để xem có tiến bộ không. Nhờ bố mẹ thỉnh thoảng xem, đánh một chữ vào. Thể hiện rằng bố mẹ có quan tâm đến con cái. Học trò nan, tiến bộ là thầy niềm vui lớn nhất.

- PV: Khi mở lớp học này, thầy có gặp phải những khó khăn nào không ạ?
Thầy Nguyễn Trà: Rất may tất cả là khu nhà thầy, 10 anh em quây quần đều có học cả, người toán, lí, hóa, văn, người biết tiếng Anh, Đức, Nhật.  Cháu thầy chuyên Toán Amsterdam, chuyên lí của trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, chuyên sinh, hóa. Đó là những phụ giảng cho thầy. Vì thế hầu như không có khó khăn gì. Thầy có chỗ ngồi, ghế, bàn, người dạy.Có những bạn đến thăm thấy thầy dạy đến giúp. Những học sinh trước học lấy chồng vợ lại cho con học, đến giúp. Hội Khuyến học cử giáo viên đến để trực thường xuyên.Họ đến phụ thầy, cùng tình thương với trò như thầy, cũng vì thấy thương thầy.

bdf896e5d_i_9457.jpg
Thầy Nguyễn Trà vẫn từng ngày tích lũy kiến thức để mở rộng hiểu biết cho học trò

- PV: Nài kiến thức, thầy răn dạy con cháu cũng như học trò mình điều gì ạ?
Thầy Nguyễn Trà: Trước hết, đó là đạo làm người. Các con học để làm gì, để trở thành con người. Người không học không có lẽ phải.Thầy dạy con cháu rằng kiến thức là kho báu quí lắm không gì so sánh được. Còn tuổi thanh niên thì tích lũy kiến thức không thì  phí mất. Thầy cũng truyền tinh thần đến thế hệ học trò. Thầy nói rằng  các con nhìn người có học biết ngay, từ đi đứng nói năng, cư xử ăn mặc. Tất nhiên là học chân chính. Một người có học có sự hiểu biết sẽ biết cách đối xử với con người.

- PV: Thưa thầy, thầy có thể chia sẻ một số kỉ niệm đáng nhớ trong suốt quá thời gian dạy học của mình?
Thầy Nguyễn Trà: Nói đến kỉ niềm thì nhiều lắm.

- PV : Một kỉ niệm sâu sắc, thưa thầy, thấy có thể chia sẻ?
Thầy Nguyễn Trà: Thầy đang tiếp khách thì có chuông. Thầy ra mở cồng thì gặp người này trông như 40. Về sau thầy mới biết chỉ 25 tuổi, nhưng nhìn già khô cằn lắm, già trước tuổi. Chị ý nói một câu, vừa nói vừa khóc:  “Thầy ạ, con có một cháu, trăm sự nhờ thầy nuôi cháu nên người”. Rồi khóc. Hôm sau chị ý chết. Thầy nghĩ đó là lời trối trăn của người mẹ. Người ta nói chọn mặt gửi vàng còn đây là chọn mặt gửi con. Câu nói thiêng liêng lắm. Đến bây giờ thầy vẫn tưởng tượng đến hình ảnh ấy. Thầy đã đến thầy cho ít tiền. Thầy nói với cháu (con của người mẹ kia) rằng con yên tâm mẹ nói thầy như thế thầy sẽ giúp con. Con nghe thầy con sẽ nên người. Từ hôm ấy, cháu đến nhà thầy, thiếu ăn cho ăn thiếu mặc cho mặc, thiếu sách vở cho sách vở. Cháu bé thông minh lắm. Giờ cũng lớn và đi làm cho một cửa hàng sách báo rồi.
Mình mới nói là không gì vui bằng khi giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh.

- PV: Đó là niềm vui hạnh phúc nhất của thầy?
Thầy Nguyễn Trà: Đúng vậy không niềm vui nào bằng nhìn thấy hạnh phúc của người khác. Niềm vui được giúp đỡ những người kém may mắn.

- PV: Thầy sẽ duy trì việc dạy học miễn phí đến khi nào ạ?
Thầy Nguyễn Trà: Còn sức còn làm. Yếu quá thì thầy nghỉ.

- PV: Tại ngày hội tình nguyện quốc gia 2016, thầy được vinh danh là một trong chín tình nguyện viên tiêu biểu trong cả nước và là tình nguyện viên lớn tuổi nhất, con xin được hỏi cảm xúc của thầy như thế nào ạ ?
Thầy Nguyễn Trà: Thầy cho giúp đỡ người khác là việc của con người với nhau, không có gì phải khoa trương. Việc một người đối xử với người, đó là việc bình thường của một người biết đối xử. Có lẽ bây giờ đạo đức đang đi xuống, người ta đưa một hình ảnh bình thường thành tử tế. Ngày xưa các cụ nhà thầy đều làm việc này, đến đời thầy cũng thế.
Đúng thầy là người là tình nguyện. Thầy thầy vui được gặp những người tình nguyện như mình. Việc tuyên dương thì không cần thiết. Mục đích chính là giúp đỡ người . Được giúp đỡ người khác, được gặp những người làm việc tốt như mình là thấy vui vẻ.

- PV: Thưa thầy, một câu hỏi cuối cùng gửi đến thầy. Thầy muốn nhắn nhủ điều gì đến thế hệ học trò bây giờ?
Thầy Nguyễn Trà: Nhắn nhủ trước hết, có ước mơ, hoài bão. Học làm cho nước giàu, dân đỡ khổ. Thứ hai là học thật chăm chỉ, tích lũy kiến thức sâu sắc, để dùng vốn ấy giúp ích cho đời. Cứ tích lũy càng nhiều kiến thức không thừa. Con người giàu vốn kiến thức sẽ làm được nhiều việc. Ví dụ thầy không có kiên thức không thể dạy học được.  Tích lũy để giúp đời. Bây giờ chưa giúp nhưng một lúc nào sẽ giúp được ai đó. Cả cuộc đời giúp một lần đã quí. 

- PV: Vâng, những điều thầy chia sẻ thật đáng quí. Cảm ơn thầy đã trả lời cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Thầy giáo Nguyễn Trà, sinh năm 1933 tại Hà Nội. 
Hiện nay, thầy cùng gia đình đang sống tại Phường Phương Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội. 
Thầy có hơn 40 năm đứng lớp ở các trường trung học phổ thông. 
Sau khi về hưu một thời gian, năm 1992, thầy bắt đầu dạy học miễn phí cho học sinh nghèo. Thầy thông thạo 4 thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và cả Hán Nôm.
Năm 2014, thầy được nhận thư khen ngợi từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Năm 2016, thầy là một trong chín cá nhân được vinh danh tại lễ trao giảo thưởng tình nguyện quốc gia.

Phạm Hồng Ánh 
Lớp Báo mạng điện tử K35.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN