Thể thao học đường Việt Nam: Khi nào sẽ "ươm mầm quả ngọt"


(Sóng Trẻ) - Ông Dương Nghiệp Chí  - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT đã phát biểu "Thể thao học đường ở VN kém nhất Ðông Nam Á". Điều này không hề thiếu căn cứ vì thực tế, nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã rất chú trọng phát triển thể thao học đường như Singapore, Malaysia, Thái Lan. Và họ vẫn đang gặt hái quả ngọt nhờ cách làm bài bản từ gốc của mình.

Xa hơn khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia chú trọng nền thể thao học đường hàng đầu. Các đội bóng sinh viên Hàn Quốc thường xuyên có những trận giao hữu với Việt Nam. Tuy chỉ là đội tuyển sinh viên, nhưng lối chơi của họ rất hiện đại và được định hình rõ rệt. Không ít lần tuyển Quốc gia U23 Việt Nam đã phải điêu đứng trước các sinh viên trẻ xứ Hàn.

Cũng là điều dễ hiểu khi hệ thống bóng đá học đường ở Hàn Quốc vô cùng phát triển và được đầu tư lâu dài. Tựa như hệ thống bóng rổ trung học ở Mỹ hoặc bóng chày ở Nhật Bản, bóng đá trung học Hàn Quốc rất phát triển và được tổ chức theo từng khu vực với các mùa giải thi đấu liên tục đều đặn. Chính vì vậy, nài việc học văn hóa, các sinh viên- cầu thủ sẽ thi đấu vào mỗi cuối tuần trên sân nhà hoặc sân khách. Các CLB chuyên nghiệp của Hàn Quốc cũng xem đây là một môi trường khai thác cầu thủ đầy tiềm năng.

58d7d6136_anh_1.jpg

 Các cầu thủ sinh viên Hàn Quốc ( Áo đỏ)  làm chủ lối chơi trước Đội tuyển Quốc gia Việt Nam.

Trong khi đó, bóng đá cấp phổ thông và các trường đại học ở Việt Nam trước nay vẫn chỉ được xem là sân chơi vì thành tích của nhà trường. Số lượng các trường học có đầy đủ hệ thống sân bãi cho học sinh sử dụng là không nhiều, và vẫn còn rất nhiều trường học phải mượn công viên hoặc vườn hoa để làm nơi dạy học thể dục cho học sinh.

58d7d6136_anh_2.jpg

 Tận dụng sân trường làm sân vận động.

Bởi lẽ, “Thể thao học đường” vẫn còn là khái niệm rất xa lạ với thể thao Việt Nam. Hầu hết các VĐV thể thao đỉnh cao của chúng ta đều được tập trung huấn luyện theo kiểu “gà công nghiệp” từ nhỏ và nếu là sinh viên giỏi chơi thể thao thì thường xuất thân từ những trường Đại học thể thao chuyên nghiệp, chứ không có mấy người tiến thẳng lên ĐTQG từ các trường Đại học bình thường.

Ở những nước phát triển như Mỹ, họ luôn thống trị Olympic nhờ các vận động viên từ những trường Trung học. Họ đã giúp đoàn thể thao Mỹ đoạt hơn 80 huy chương tại Olympic London. Không riêng gì Mỹ, đoàn thể thao Anh cũng có đến 60% trong tổng số 65 huy chương của họ được mang về từ các học sinh, sinh viên. 

Dĩ nhiên chúng ta không thể so sánh với nền thể thao của những cường quốc hàng đầu, nhưng như vậy để thấy được tầm quan trọng của thể thao học đường và nhìn nhận cách đầu tư bài bản cho một tương lai thể thao Việt Nam khởi sắc.

Nhìn lại, tại Việt Nam vẫn còn những niềm hy vọng lớn ở một số ngôi trường Thể thao Chuyên nghiệp như Học viên bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, các trường Đại học TDTT tại TP Hồ Chí Minh. Hay ngay tại Hà Nội, mô hình thể thao kết hợp tại trường Trung học Song ngữ Hanoi Academy (Khu đô thị Quốc tế Nam Thăng Long – Ciputra) cũng rất hiệu quả. 

Những môn thể thao cơ bản như điền kinh, bóng rổ, bóng đá được coi như một môn học trong chương trình chính khóa của nhà trường trong tất cả các tiết học thể dục, đồng thời một hệ thống các câu lạc bộ nại khóa đã được hình thành và trở thành một nét “văn hóa thể thao“ đặc trưng của trường. 

58d7d6136_anh_3.jpg

Học sinh Hanoi Academy khởi động trước giờ học thể thao.

Theo sát tất cả các hoạt động thể thao đó của học sinh là một đội ngũ giáo viên và HLV có kinh nghiệm của cả Việt Nam và Quốc tế. Họ còn có nhiệm vụ theo dõi và phát hiện các tài năng thể thao nhỏ tuổi để kịp thời giúp các em phát triển đúng cách và bài bản.

58d7d6136_anh_4.jpg

Học sinh được giáo viên Quốc tế đào tạo bóng rổ chuyên nghiệp.
 
Nếu các trường học lớn tại Việt Nam đều chú trọng đầu tư cho thể thao học đường như vậy thì không chỉ rèn luyện thể chất cho học sinh, mà còn từng bước góp những “quả ngọt” cho  thể thao Việt Nam trong tương lai không xa.

Trần Xuân Quỳnh
Phát Thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN