Thường trực, sẵn sàng cứu hộ nơi biển xa
(Sóng Trẻ)- Tại Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II, nơi mà các chiến sỹ vẫn thường trực ngày đêm sẵn sàng tìm kiếm, ứng cứu người gặp nạn trên biển, không ngại khó khăn, gian khổ.
Con tàu SAR 274 tại trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II
Ngày ngày, bên cạnh công tác tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn thì những thuyền viên, những cán bộ của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II tại Quận Sơn Trà (Đà Nẵng) luôn luôn trong tư thế sẵn sàng, kịp thời ứng phó với những tình huống cần trợ giúp khẩn cấp.
Luôn thường trực ngày đêm trong tâm thế sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ ngư dân và tàu thuyền trên biển gặp nạn, những thuyền viên tại đây vẫn ngày ngày học tập nghiệp vụ và rèn luyện, nâng cao sức khỏe của bản thân.
Các thuyền viên tập thể dục thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức khỏe, rèn luyện thân thể.
Những bài tập luôn đề cao những tiêu chí cần thiết nhất đối với một người chiến sĩ khi ra khơi
Đối với những chiến sĩ cứu nạn tại đây, họ hầu như không có ngày lễ, Tết. Mỗi khi có sự cố trên biển, có bão, có tàu gặp nạn, có ngư dân mất tích dẫu là đêm khuya, hay khi trời đang nổi cơn giông gió cũng phải tức tốc lên đường ngay.
Bất kể ngày …(Hình ảnh tư liệu: Thuyền trưởng Phan Xuân Sơn)
hay đêm, chỉ cần nghe tin người gặp nạn trên biển, các thuyền viên, thuyền trưởng sẵn sàng có mặt tức thời tìm kiếm, cứu người và tàu gặp nạn. (Hình ảnh tư liệu: Thuyền trưởng Phan Xuân Sơn)
Để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong sức khỏe thì việc rèn luyện thân thể luôn được đặt lên hàng đầu. Cứ mỗi khi rảnh, những cán bộ và thuyền viên tại đây lại tổ chức học nghiệp vụ, nâng cao và bổ sung những kiến thức chuyên ngành nhằm nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết đề phòng ứng phó khẩn cấp. Nài bác sĩ, người luôn cùng với các chiến sĩ đi cứu nạn thì những thuyền viên trên tàu yêu cầu phải nắm được những cách sơ cứu cơ bản nhất.
Với mỗi chuyến đi cứu nạn hàng hải, sẽ có một bác sĩ đi kèm để có thể xử lý nhanh chóng những trường hợp khẩn cấp ngay tại hiện trường. (Hình ảnh tư liệu: Thuyền trưởng Phan Xuân Sơn)
Sau mỗi chuyến đi hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn, các thuyền viên lại trở về với đất liền trong sự chào đón và ngóng trông của ngư dân. Cũng có những lúc cảm thấy buồn bực vì không kịp thời cứu được người, nhưng cũng có lúc đưa về thành công được cả người và tàu thuyền gặp nạn. Chỉ như vậy thôi, cũng là niềm an ủi lớn lao của những chiến sĩ tại đây.
Thuyền trưởng tàu SAR Phan Xuân Sơn chia sẻ: “Tôi công tác tại Trung tâm cũng đã được 12 năm rồi. Bởi vậy, kỹ năng tìm kiếm, cứu nạn được hình thành như một phản xạ tự nhiên trong người. Cứ khi nài khơi xa có tàu gặp nạn là lên đường ngay. Kỷ luật trên tàu cũng được áp dụng rất nghiêm ngặt.”
Những năm qua, trung tâm đã phối hợp với các lực lượng khác trên biển để có thể cứu hộ kịp thời, giúp cho cho ngư dân yên tâm đánh bắt xa bờ cũng như tạo điều kiện cho các tàu hàng hóa trong và nài nước yên tâm hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, trung tâm nhận được 20 thông tin yêu cầu hỗ trợ và xử lý 3 trường hợp khu vực đảo Hoàng Sa, cứu nạn 23 người gặp nạn trên biển.
Dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng những thuyền viên, thuyền trưởng tại Trung tâm cứu hộ vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, giảm thiểu được những tổn thất trên biển, cùng với lực lượng hải quân trên biển góp phần vào công cuộc gìn giữ và bảo vệ tổ quốc.
Hương Giang
Báo chí ĐPT K34 A2