“Tiên học lễ, hậu học văn” – khẩu hiệu xưa ở thời nay

(Sóng trẻ) - Có những giá trị trường tồn mãi theo thời gian nhưng cũng có vô vàn giá trị chỉ phù hợp trong một bối cảnh lịch sử nhất định mà khi tình thế thay đổi, ta phải xem xét lại. Trong quá trình cải cách giáo dục, có rất nhiều điều mà chúng ta cần phải xem xét về tính hợp thời của chúng, và khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” là một trong số đó.

“Tiên học lễ, hậu học văn” là câu nói mà ông cha ta đúc kết lại từ những quan niệm của Nho giáo với hàm ý là học lễ nghĩa, nghi thức, đạo đức trước (lễ) rồi mới học tri thức, kiến thức chuyên môn (văn). Câu khẩu hiêu hiệu này đã xuất hiện tại Việt Nam từ hàng nghìn đời nay và bây giờ vẫn được sử dụng như một phương châm giáo dục phổ biến ở hầu hết các trường học.

33dfbc8eb_suynghicaunoitienhoclehauhocvan.jpg

 Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” đã bám sâu vào tư duy giáo dục của người Việt

Thế nhưng có một sự thực rằng, hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện tại đã khác hoàn toàn với hoàn cảnh xã hội Việt Nam của hàng ngàn năm trước; mục đích học tập của học sinh, sinh viên bây giờ cũng không hoàn toàn giống ngày xưa; thế kỷ XXI, vị thế, vai trò của thầy và trò cũng thay đổi ít nhiều… Và câu hỏi đặt ra là liệu khẩu hiệu kia còn có thật phù hợp?

Trả lời cho thắc mắc trên, NGƯT Nguyễn Tất Thắng, người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục phân tích: “… Thời kỳ trước của xã hội tư bản, người ta cho rằng muốn đẩy mạnh năng suất lao động thì chỉ cần tăng hàm lượng kiến thức, tri thức là được (tăng học văn, coi trọng văn). Nhưng hiện nay, khi bối cảnh xã hội thay đổi, thời đại tiến lên 4.0, người ta nhận thức thấy muốn tăng hiệu suất làm việc cao hơn nữa và điều này chỉ được thực hiện khi người lao động yêu công việc của mình, có đam mê làm việc thì lúc này, việc giáo dục đạo đức, ý thức làm việc (tức lễ) lại được đẩy lên trước. Và do đó, câu nói “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn là khẩu hiệu đúng đắn.”

“Nhìn chung, bây giờ, người ta đang có xu hướng tạo ra các thợ lành nghề nhưng lao động phải chuyên tâm, phẩm chất, nhân cách tốt nên xã hội sẽ chuyển động theo hướng lễ trước thôi! Các nhà trường bây giờ cũng đang vận động học sinh học theo hướng đó. Người ta đặt ra vấn đề là từ hướng giáo dục mỗi cá nhân theo hướng tốt thì học sinh mới có thể hăng say học tập, nan nãn, tuân thủ các nguyên tắc xã hôi, tuân thủ kỷ luật. Mà khi con người ta tuân thủ kỷ luật lao động thì sẽ lại hỗ trợ việc học hành tri thức và làm việc tốt hơn”, NGƯT Nguyễn Tất Thắng chia sẻ thêm.

Cùng quan điểm trên đồng thời đi sâu vào đánh việc thực hiện khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” tại Việt Nam,  PGS.TS Nguyễn Thị Tố Quyên, chuyên gia nghiên cứu xã hội học về giáo dục cho biết: “Giáo dục Việt Nam đang hòa vào giáo dục thế giới, có sự giao lưu, tiếp biến… Trong quá trình hội nhập thì văn hóa Việt Nam có sự biến đổi, có những giá trị chuẩn mực bị thay đổi đi và giáo dục cũng không phải là một nại lệ. Việt Nam ta muốn tiến nhanh, tiến mạnh, đón đầu, đi tắt về mặt công nghệ, về kiến thức, tri thức nên chúng ta bắt ép con cháu chúng ta học rất kinh khủng. Trong gia đình, hệ thống giáo dục quan trọng với một con người, thì hiện tại lại đang nặng nề dạy về kiến thức để đáp ứng nhu cầu xã hội mà đôi khi chúng ta sao nhãng đi một phần giáo dục nhân cách, lễ nghĩa.”

Như vậy, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn luôn đúng đối với hoàn cảnh xã hội Việt Nam hiện tại và tương lai, thậm chí, đây còn là xu hướng chung của toàn thế giới. Do sự thay đổi về về nhu cầu về sử dụng nhân lực, nhu cầu của phát triển đất nước mà đôi khi chúng ta việc thực hiện trái ngược câu khẩu hiệu đó. Tuy nhiên, chắc chắn rằng giáo dục của chúng ta sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với quy luật và xu thế thời đại.

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN