Tiếng Anh có nên là yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng phóng viên?
(Sóng trẻ) – Gần đây, nhiều cơ quan báo chí khi đăng tải thông tin tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên phải biết ít nhất một nại ngữ.
Hầu hết các cơ quan báo chí ở Việt Nam hiện nay khi đăng tải thông tin tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên phải biết ít nhất một ngôn ngữ nữa nài tiếng Việt. Báo VnExpress khi đăng tải thông tin tuyển dụng đã yêu cầu ứng viên phải có khả năng sử dụng Tiếng Anh. Hay trên báo Zing có hẳn một bài tuyển dụng phóng viên, biên tập viên bằng tiếng Anh. Vậy tiếng Anh có nên là yêu cầu bắt buộc khi tuyển dụng phóng viên hay không?
Báo VnExpress và Zing đều yêu cầu ứng viên có tiếng Anh khi ứng tuyển. (Ảnh: Internet)
Đối với những nhà báo có trình độ tốt về tiếng Anh hay một nại ngữ bất kỳ, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc cập nhật nhiều thông tin thời sự mang tính quốc tế. Không thể phủ nhận rằng, nại ngữ đang chính là một lợi thế giúp cho phóng viên, nhà báo sở hữu được nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin trên thế giới. Bởi vậy, chẳng có gì khó hiểu khi rất nhiều cơ quan báo chí yêu cầu ứng viên phải biết thêm một loại nại ngữ khi ứng tuyển làm phóng viên, biên tập viên.
Thế nhưng, chúng ta phải thừa nhận một thực tế đó là không phải lĩnh vực nào của báo chí cũng cần phải có tiếng Anh hay nại ngữ. Những vấn đề xã hội, văn hóa, giải trí,… trong nước vẫn có thể được nhà báo viết hay và hấp dẫn độc giả ngay cả khi không có vốn nại ngữ. Và không thể phủ nhận một thực trạng đó là không phải nhà báo nào của Việt Nam cũng biết tiếng Anh hay những loại nại ngữ bất kỳ.
“Tiếng Anh là cánh cửa mở ra thế giới, là công cụ để tiếp cận với các nền văn minh khác. Không có tiếng Anh thì không tự tin giao tiếp với người nước nài, chỉ dám co cụm trong cộng đồng cùng ngôn ngữ, do vậy không khác gì ếch ngồi đáy giếng, chỉ nhìn thấy khoảng trời của mình” nhà báo Nguyễn Việt Hà – Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam cho biết.
Nhà báo Nguyễn Việt Hà – Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
(Ảnh NVCC)
Hay cô Đỗ Thị Thu Trang – giảng viên Khoa Nại ngữ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lại cho rằng: “Đặt trong bối cảnh hội nhập rất sâu rộng như hiện nay thì nại ngữ gần như là một trong những phương tiện để giúp nhà báo tiếp cận được với rất nhiều nguồn tin cũng như là những cơ hội để mở rộng các đối tượng độc giả của mình.”
Khi mà thế giới đang ngày càng hội nhập sâu và rộng như hiện nay, không có thêm một nại ngữ khác nài tiếng mẹ thì phải chăng nhà báo đã tự đặt mình vào thế bất lợi? Thực tế đã chứng minh rằng có tiếng Anh hay bất kỳ một nại ngữ nào khác cũng đồng nghĩa với việc bạn tạo thêm cho mình nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn thông tin quốc tế, để tiến xa ra khỏi biên giới nước nhà và cũng đồng thời thu hút được nhiều độc giả đến với đứa con tinh thần của mình.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề tiếng Anh hay một nại ngữ khác trở thành yêu cầu bắt buộc của cơ quan báo chí khi đăng tin tuyển dụng?
BBT Sóng trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận