Tiếng kêu cứu của sông Kim Ngưu

Len lỏi giữa những tòa nhà sang trọng, những dãy phố sầm uất là dòng sông Kim Ngưu quanh năm nồng nặc mùi rác thải khó chịu. 

 

Bên cạnh chức năng điều tiết mực nước, tạo cảnh quan của đô thị và thoát nước khi mưa, chống úng ngập thì sông Kim Ngưu còn phải gánh thêm chức năng dẫn nước thải công nghiệp và sinh hoạt về nơi xử lý. Cơ sở hạ tầng thoát nước của TP Hà Nội chưa được đầu tư hoàn chỉnh chính là nguyên nhân khiến cho dòng sông này ngày càng ô nhiễm trầm trọng.

Dòng sông Kim Ngưu với màu đen, cống xả nước nổi bọt trắng xóa

Sông Kim Ngưu là một phân lưu của sông Tô Lịch, dài khoảng 4,5km, kéo dài từ cầu Kim Ngưu đến cuối địa phận phường Yên Sở (Hoàng Mai). Theo thống kê của UBND phường Mai Động, trên đoạn sông Kim Ngưu chảy qua địa bàn phường, ước tính cứ khoảng 1km có 7 đầu cống thoát nước sinh hoạt chảy trực tiếp ra sông. 

Ông Nguyễn Văn Đăng ở đường Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) cho biết: “Khu đô thị mới mọc lên như nấm, trong khi nước sinh hoạt của người dân đều xả trực tiếp ra sông nên không tránh khỏi ô nhiễm”. 
Những thứ khó phân hủy như đồ sứ, túi ni lông cũng bị ném xuống sông.

Hai bên bờ sông, các đường ống nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý “nghênh ngang” chảy thẳng xuống lòng sông. Dòng sông sủi bọt trắng xóa, màu nước nhờn nhợt, cộng thêm hàng trăm thứ rác thải từ khu dân cư bốc mùi hôi thối nồng nặc. 

Những thứ khó phân hủy như đồ sứ, túi nilon cũng bị ném xuống sông

Từng ngày, từng giờ, hàng nghìn hộ dân sinh sống sát với sông Kim Ngưu phải sống chung với cái mùi “thối đến rợn người” này.  Nhiều nhà hàng, quán ăn phải “di cư” vào trong, bởi có mở ra cũng không mấy người vào ăn. Không chỉ hàng quán, nhiều hộ dân có nhà cạnh sông đã chọn giải pháp cho thuê lại nhà, hoặc bán nhà đi ở nơi khác.

Theo lời của chị Trương Thị Hà – chủ một cửa hàng tạp hóa ở đường Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng) thì trước năm 80 dòng sông hẹp nhưng nước rất trong xanh và sạch sẽ, có khi người dân còn nhảy xuống bơi, còn được mang vó ra kéo cá để ăn. Nhưng từ khi cây cầu Kim Ngưu xây xong, nước từ các khu xung quanh xả ra toàn chất thải độc hại. Nếu ai tay chân đang bị thương không may chạm vào nước này sẽ dễ bị nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Bờ sông cao, không có rào chắn nguy hiểm và mùi hôi thối bốc lên nồng nặc 
nhưng trẻ con vẫn hồn nhiên chơi đùa

Đi dọc sông Kim Ngưu vào cuối giờ chiều, hàng quán lấn chiếm vỉa hè hai bên sông bày bán la liệt, người vứt rác, người đổ nước thải xuống sông. Hàng ngày, tổ thu m phế thải phải làm việc vất vả, vớt được hơn 1 tấn rác thải rác trên sông. 

Người dân đốt rác ngay trên bờ sông

Phải thấy rằng, việc để những dòng sông trong tình trạng ô nhiễm nặng như hiện nay có cả trách nhiệm của một bộ phận người dân. Bằng những hành động, việc làm thiếu ý thức trong đời sống thường nhật như xả rác bừa bãi họ đã khiến những dòng sông trở nên bẩn thỉu và trực tiếp gánh chịu hậu quả từ ô nhiễm môi trường.

Dù đã phản ánh lên cơ quan chức năng và rất nhiều biện pháp nhằm khắc phục ô nhiễm tại sông Kim Ngưu như được kè đá, trồng cây xanh, làm hàng rào sắt lan can hay những dự án tạo mỹ quan cho dòng sông, nhưng mức độ ô nhiễm của sông Kim Ngưu vẫn chưa thuyên giảm, nên việc giải quyết và ý thức gìn giữ con sông này vẫn đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Cuộc sống vẫn cứ trôi đi, những dòng sông như sông Kim Ngưu vẫn “ngắc nải” mong chờ: Liệu đến bao giờ dòng nước mới trong xanh trở lại? 

Phạm Thi – Nguyễn Hạnh
Đa phương tiện K34 A2






Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN