Tít báo gây sốc: Nhà báo lĩnh đủ
(Sóng Trẻ) - Chỉ vẻn vẹn với hai từ “Dcm, vcl…” tác giả bài viết dường như đã thực sự đem đến cho bạn đọc một cảm giác tò mò với cách đặt tiêu đề cho bài viết của mình. Thế nhưng điều trái ngược và có phần thất vọng với sự tò mò đó không chỉ là việc suy diễn khá chủ quan của tác giả mà còn là câu hỏi về trách nhiệm của những người làm công tác biên tập khi xuất bản một tác phẩm “dở” đến vậy.
Đó là câu chuyện về bài viết của tác giả Đào Tuấn (Báo Lao động Online) được đăng tải trên chuyên mục Xã hội ngày 18/01/2013. Một tít báo gây sock cộng với những sai phạm về nội dung đã khiến bài báo vô tình trở thành vấn đề “hot” được đông đảo cư dân mạng chú ý.
“Dcm, vcl…” là gì?
Một cái tít khó hiểu, và nếu hiểu được người đọc có thể dễ dàng hiểu ra một số thuật ngữ không mấy lành mạnh mà các bạn trẻ hiện nay thường sử dụng như một thứ công cụ để chửi rủa hoặc thể hiện thái độ thiếu thiện cảm của mình với người khác. Một bộ phận khác cũng sẽ cố gắng giải thích ý nghĩa tít báo mà tác giả đem đến với ngụ ý gì? Hay đơn giản là muốn chửi rủa một ai chăng? Và nếu hiểu thì sẽ có rất nhiều cạnh định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là tác giả đã đem đến một cái nhìn không mấy thiện cảm về bài viết.
Xét trên góc độ tuyên truyền, nội dung bài báo thực sự đã đề cập đến một vấn đề hết sức thời sự và cấp bách hiện nay: đó là thực trạng các bạn trẻ ngày càng có nhiều những phát ngôn bừa bãi, không lịch sự và thiếu tính chuẩn mực. Điều đặc biệt là bộ phận giới trẻ đó lại chủ yếu là những bạn học sinh vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nơi dạy cho các bạn không chỉ kiến thức tự nhiên mà còn là nơi giáo dục cho các bạn bài học làm người.
Bài báo không chỉ đứng lại ở góc độ thông tin mà mục đích, tôn chỉ của tờ báo cũng là mục đích mà các bài báo đăng tải trên báo Lao Động đăng tải. Nếu xét một cách toàn diện, nhiều người đọc khi không đọc hết bài báo có thể có sự hiểu nhầm về nội dung bài báo. Trong đó chúng ta cũng không thể không nghĩ đến một tình huống đó là sẽ có nhiều người hiểu rằng tác giả đang “cổ súy” cho hành động này.
Với cách triển khai và thông tin một cách cụ thể các vấn đề. Bài báo dường như đã đem hết những vấn đề nổi cộm nhất trong xã hội thời @ của các bạn trẻ để thông tin cho dư luận.Trong đó không thể không nhắc đến nhân vật trung tâm trong câu chuyện này. Nhân vật đó không phải là cá nhân của một ai, mà là nhân vật của những câu chửi thề trên trang mạng xã hội Facebook mà các bạn trẻ dành cho thầy giáo cô giáo của mình.
Rất may mắn cho những bạn trẻ có thói hư tật xấu: Theo cách gọi đúng nghĩa của dư luận xã hội khi gán ghép cho họ vì những phát ngôn gây sốc như “Dcm, vcl...” thì tác giả bài báo dường như đã dùng mọi lý lẽ để bênh vực và cố gắng tìm mọi lý do để biện minh vì sao các bạn trẻ lại có hành động như vậy? Và vì sao người lớn không thử một lần đứng ở vị trí của lớp trẻ để thấu hiểu và nắm được tâm tư tình cảm của giới trẻ?
Tuy nhiên có thể thấy một thực tế hết sức đáng buồn là những hành động của các bạn trẻ như vậy dù có xem xét đến mọi góc độ nào cũng cần hiểu rằng đó là hành vi trái với luân thường đạo lý, trái với cách hành xử của con người Việt Nam. Nói theo cách của Nhà giáo Văn Như Cương thì những từ ngữ đó phải được thay thế bằng những từ ngữ trong sáng thuần Việt lại được nhà báo Đào Tuấn (vô tình? - PV) phủ định.
Sai phạm về nội dung thông tin trên Báo chí
Theo như những quy định bổ sung tại Điều 15 về một số sai phạm nội dung thông tin trên báo chí, thông tin sai sự thật, không đầy đủ, suy diễn chủ quan thì sự suy diễn chủ quan dường như là lỗi lớn nhất của tác giả bài báo này.
Sự suy diễn chủ quan đó thể hiện rõ nhất ở việc nhà báo đã dùng quan điểm cá nhân mình chứ không đứng trên lập trường dư luận xã hội để thông tin.
Vấn đề này từ lâu đã trở thành đề tài cũ trong dư luận và cách nhìn của đông đảo dư luận từ trước đến nay dường như vẫn không thay đổi đó là cái nhìn không đồng tình về hành động của các bạn trẻ hiện nay. Nhất là việc không dừng lại từ những phát ngôn, ngôn ngữ thiếu văn hóa thì nay là những lời lẽ xúc phạm trực tiếp đến những người trực tiếp dạy dỗ các bạn đó nên người.
Đứng ở một phía nào đó, xã hội cũng cần nhìn nhận lại vì sao lại xuất hiện những từ ngữ đó tràn lan trên các trang mạng xã hội.Và cũng cần nhìn nhận thật toàn diện về tư cách đạo đức của những người đứng trên bục giảng. Nhưng dù sao điều đó chưa đủ lớn để phán xét cho họ cái mác của sự tha hóa. Điều quan trọng và trực tiếp trước mắt lại chính là cách hành xử thiếu văn hóa của các bạn trẻ trên các trang mạng xã hội.Và thực sự trở thành một vấn đề nguy hiểm khi tốc độ lan truyền của các trang mạng xã hội này là rất nhanh và sẽ tạo ra một hiệu ứng không được tốt.
Tuy nhiên cũng cần khẳng định một thực tế đáng buồn là với cách suy diễn chủ quan, không sâu sắc và nhìn nhận góc độ toàn diện của vấn đề mà tác giả bài báo với chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận dường như đã góp thêm một phần đáng kể để tuyên truyền và cổ động cho những hành động, thói quen xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Hiệu ứng ngược cho dư luận
Lâu nay hiệu quả của bất kỳ sản phẩm tinh thần nào phục vụ dư luận đều được tính việc dư luận phản ứng tốt hay xấu tới sản phẩm đó. Trong trường hợp bài báo này, dường như nó đã đánh trúng tâm lý của đọc giả. Nhưng việc đánh trúng tâm lý của đọc giả lại gây ra một hiệu ứng ngược trong hoạt động báo chí, đó là những dòng phản hồi ngay phía cuối bài viết với nội dung không mấy làm đồng tình cùng quan điểm tác giả.
Không chỉ vậy, bạn đọc Minh Ly còn thẳng thắn vạch ra rất rõ quan điểm của mình về nội dung bài báo : “Báo chí đăng cái gì đây nữa? Giải tỏa thiếu gì cách mà lại dạy nhau chửi bậy trên mạng xã hội. Người viết bài này hoặc chưa làm cha làm meh hoặc thiếu hiểu biết của người cầm bút. Giáo dục không thể thiếu những quy tắc,thậm chí là cấm. Nếu cái gì tác giả cũng muốn tự do thì tốt nhất tác giả nên sống 1 mình.
“Thầy Cương dạy như vậy là đúng rồi,những gì viết lại mà bậy sẽ xúc phạm người như thế nào.Nếu thầy trò chửi thầy công khai (kể cả tình huống là thầy sai đi nữa) thì thử hỏi học trò đó đã tệ hại như thế nào? Cần phải dạy các em làm người tử tế, cách đấu tranh tử tế khi đối diện với một vấn đề xấu. Tôi nghĩ giáo dục làm cái việc dạy người ta tránh nói những lời tục tĩu để kiềm chế nóng giận mất khôn, để cư xử với nhau nhẹ nhàng, giảm thiểu mâu thuẫn… là làm đúng trách nhiệm rồi. Không hiểu người duyệt bài lại có thể cho đăng bài như thế này?”
Với 8 phản hồi phía dưới bài viết, tác giả dường như có thể dễ dàng tính ra tỷ lệ bạn đọc ủng hộ mình và không ủng hộ mình. Chỉ có hai phản hồi dường như để cổ vũ cho quan điểm này của tác giả.Tỷ lệ đó nếu được tính ra sẽ tương tự là 25% ủng hộ và 75% không đồng tình. Một con số khá áp đảo để cho thấy bài báo có nhiều vấn đề cần xem xét lại.
Dường như bạn đọc này đã đánh trúng mọi khía cạnh của vấn đề và dường như đã chỉ cho tác giả thấy những cái sai lớn nhất của bài viết.Và những người cầm bút phải nhìn nhận lại những nguyên tắc mà báo chí phải tuân thủ trước khi xác định viết cái gì? Viết cho ai? Và viết nó với mục đích gì?
Không những vậy còn phải chú ý tới trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ duyệt bài viết trước khi đăng tải. Bài toán trách nhiệm ở đây nằm ở phía những người lãnh đạo. Sẽ không xảy ra những hiệu ứng ngược như thế nếu những người làm công tác biên tập sáng suốt và điều chỉnh hợp lý những bài viết không phù hợp hoặc nội dung không đảm bảo. Trong trường hợp này cũng vậy, người biên tập thực sự phải nhìn nhận lại chính năng lực và nghiệp vụ làm báo của mình trước khi kiểm duyệt đăng tải một thông tin nào đó tới công chúng.
Sự phản hồi tích cực của dư luận trong bài viết như một hồi chuông để không chỉ tác giả bài báo mà còn cả tòa soạn báo Lao động và các tờ báo khác cần nhìn lại học khắc phục những khuyết điểm trong hoạt động nghiệp vụ, thực sự xứng đáng với các chức năng của báo chí. Và hơn hết là việc định hướng dư luận phải dựa trên những tư tưởng, định hướng đúng đắn chứ không phải trên tư cách của những quan điểm cá nhân với những nội dung thiếu sự tuyên truyền, định hướng.
“Dcm, vcl…” là gì?
Một cái tít khó hiểu, và nếu hiểu được người đọc có thể dễ dàng hiểu ra một số thuật ngữ không mấy lành mạnh mà các bạn trẻ hiện nay thường sử dụng như một thứ công cụ để chửi rủa hoặc thể hiện thái độ thiếu thiện cảm của mình với người khác. Một bộ phận khác cũng sẽ cố gắng giải thích ý nghĩa tít báo mà tác giả đem đến với ngụ ý gì? Hay đơn giản là muốn chửi rủa một ai chăng? Và nếu hiểu thì sẽ có rất nhiều cạnh định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là tác giả đã đem đến một cái nhìn không mấy thiện cảm về bài viết.
Tít báo của tác giả gây nhiều tranh cãi cho bạn đọc.
Tít báo (titre) là một trong những vị trí quan trọng nhất của bài báo. Tuy nhiên hiện nay có không ít các trang báo lợi dụng tít báo như một thứ công cụ để "câu view" (lượt xem) mà không cần biết thực chất hiệu quả mà bài báo tác động đến là gì. Mục đích quan trọng nhất sau khi giật những tít hết sức hấp dẫn đó là lôi kéo được càng đông đọc giả nhấn chuột càng tốt.Xét trên góc độ tuyên truyền, nội dung bài báo thực sự đã đề cập đến một vấn đề hết sức thời sự và cấp bách hiện nay: đó là thực trạng các bạn trẻ ngày càng có nhiều những phát ngôn bừa bãi, không lịch sự và thiếu tính chuẩn mực. Điều đặc biệt là bộ phận giới trẻ đó lại chủ yếu là những bạn học sinh vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường, nơi dạy cho các bạn không chỉ kiến thức tự nhiên mà còn là nơi giáo dục cho các bạn bài học làm người.
Bài báo không chỉ đứng lại ở góc độ thông tin mà mục đích, tôn chỉ của tờ báo cũng là mục đích mà các bài báo đăng tải trên báo Lao Động đăng tải. Nếu xét một cách toàn diện, nhiều người đọc khi không đọc hết bài báo có thể có sự hiểu nhầm về nội dung bài báo. Trong đó chúng ta cũng không thể không nghĩ đến một tình huống đó là sẽ có nhiều người hiểu rằng tác giả đang “cổ súy” cho hành động này.
Với cách triển khai và thông tin một cách cụ thể các vấn đề. Bài báo dường như đã đem hết những vấn đề nổi cộm nhất trong xã hội thời @ của các bạn trẻ để thông tin cho dư luận.Trong đó không thể không nhắc đến nhân vật trung tâm trong câu chuyện này. Nhân vật đó không phải là cá nhân của một ai, mà là nhân vật của những câu chửi thề trên trang mạng xã hội Facebook mà các bạn trẻ dành cho thầy giáo cô giáo của mình.
Rất may mắn cho những bạn trẻ có thói hư tật xấu: Theo cách gọi đúng nghĩa của dư luận xã hội khi gán ghép cho họ vì những phát ngôn gây sốc như “Dcm, vcl...” thì tác giả bài báo dường như đã dùng mọi lý lẽ để bênh vực và cố gắng tìm mọi lý do để biện minh vì sao các bạn trẻ lại có hành động như vậy? Và vì sao người lớn không thử một lần đứng ở vị trí của lớp trẻ để thấu hiểu và nắm được tâm tư tình cảm của giới trẻ?
Tuy nhiên có thể thấy một thực tế hết sức đáng buồn là những hành động của các bạn trẻ như vậy dù có xem xét đến mọi góc độ nào cũng cần hiểu rằng đó là hành vi trái với luân thường đạo lý, trái với cách hành xử của con người Việt Nam. Nói theo cách của Nhà giáo Văn Như Cương thì những từ ngữ đó phải được thay thế bằng những từ ngữ trong sáng thuần Việt lại được nhà báo Đào Tuấn (vô tình? - PV) phủ định.
Sai phạm về nội dung thông tin trên Báo chí
Theo như những quy định bổ sung tại Điều 15 về một số sai phạm nội dung thông tin trên báo chí, thông tin sai sự thật, không đầy đủ, suy diễn chủ quan thì sự suy diễn chủ quan dường như là lỗi lớn nhất của tác giả bài báo này.
Sự suy diễn chủ quan đó thể hiện rõ nhất ở việc nhà báo đã dùng quan điểm cá nhân mình chứ không đứng trên lập trường dư luận xã hội để thông tin.
Vấn đề này từ lâu đã trở thành đề tài cũ trong dư luận và cách nhìn của đông đảo dư luận từ trước đến nay dường như vẫn không thay đổi đó là cái nhìn không đồng tình về hành động của các bạn trẻ hiện nay. Nhất là việc không dừng lại từ những phát ngôn, ngôn ngữ thiếu văn hóa thì nay là những lời lẽ xúc phạm trực tiếp đến những người trực tiếp dạy dỗ các bạn đó nên người.
Đứng ở một phía nào đó, xã hội cũng cần nhìn nhận lại vì sao lại xuất hiện những từ ngữ đó tràn lan trên các trang mạng xã hội.Và cũng cần nhìn nhận thật toàn diện về tư cách đạo đức của những người đứng trên bục giảng. Nhưng dù sao điều đó chưa đủ lớn để phán xét cho họ cái mác của sự tha hóa. Điều quan trọng và trực tiếp trước mắt lại chính là cách hành xử thiếu văn hóa của các bạn trẻ trên các trang mạng xã hội.Và thực sự trở thành một vấn đề nguy hiểm khi tốc độ lan truyền của các trang mạng xã hội này là rất nhanh và sẽ tạo ra một hiệu ứng không được tốt.
Tuy nhiên cũng cần khẳng định một thực tế đáng buồn là với cách suy diễn chủ quan, không sâu sắc và nhìn nhận góc độ toàn diện của vấn đề mà tác giả bài báo với chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận dường như đã góp thêm một phần đáng kể để tuyên truyền và cổ động cho những hành động, thói quen xấu của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Hiệu ứng ngược cho dư luận
Lâu nay hiệu quả của bất kỳ sản phẩm tinh thần nào phục vụ dư luận đều được tính việc dư luận phản ứng tốt hay xấu tới sản phẩm đó. Trong trường hợp bài báo này, dường như nó đã đánh trúng tâm lý của đọc giả. Nhưng việc đánh trúng tâm lý của đọc giả lại gây ra một hiệu ứng ngược trong hoạt động báo chí, đó là những dòng phản hồi ngay phía cuối bài viết với nội dung không mấy làm đồng tình cùng quan điểm tác giả.
Bạn đọc phản đối gay gắt cả về nội dung mà nhà báo đã viết.
Ngay phản hồi đầu tiên sau khi bài viết đăng tải là sự hoài nghi và không mấy thiện cảm vì cách đặt tít bài viết hết sức khó hiểu và thiếu tư tưởng nội dung. Bạn Lưu Oanh đặt ra câu hỏi : “Không hiểu tác giả nghĩ gì mà lại đặt tít bài thế kia nhỉ?”.Không chỉ vậy, bạn đọc Minh Ly còn thẳng thắn vạch ra rất rõ quan điểm của mình về nội dung bài báo : “Báo chí đăng cái gì đây nữa? Giải tỏa thiếu gì cách mà lại dạy nhau chửi bậy trên mạng xã hội. Người viết bài này hoặc chưa làm cha làm meh hoặc thiếu hiểu biết của người cầm bút. Giáo dục không thể thiếu những quy tắc,thậm chí là cấm. Nếu cái gì tác giả cũng muốn tự do thì tốt nhất tác giả nên sống 1 mình.
“Thầy Cương dạy như vậy là đúng rồi,những gì viết lại mà bậy sẽ xúc phạm người như thế nào.Nếu thầy trò chửi thầy công khai (kể cả tình huống là thầy sai đi nữa) thì thử hỏi học trò đó đã tệ hại như thế nào? Cần phải dạy các em làm người tử tế, cách đấu tranh tử tế khi đối diện với một vấn đề xấu. Tôi nghĩ giáo dục làm cái việc dạy người ta tránh nói những lời tục tĩu để kiềm chế nóng giận mất khôn, để cư xử với nhau nhẹ nhàng, giảm thiểu mâu thuẫn… là làm đúng trách nhiệm rồi. Không hiểu người duyệt bài lại có thể cho đăng bài như thế này?”
Với 8 phản hồi phía dưới bài viết, tác giả dường như có thể dễ dàng tính ra tỷ lệ bạn đọc ủng hộ mình và không ủng hộ mình. Chỉ có hai phản hồi dường như để cổ vũ cho quan điểm này của tác giả.Tỷ lệ đó nếu được tính ra sẽ tương tự là 25% ủng hộ và 75% không đồng tình. Một con số khá áp đảo để cho thấy bài báo có nhiều vấn đề cần xem xét lại.
Tác giả bài viết và tòa soạn Báo lao động online sẽ phải nhìn nhận lại nội dung bài viết của mình.
Dường như bạn đọc này đã đánh trúng mọi khía cạnh của vấn đề và dường như đã chỉ cho tác giả thấy những cái sai lớn nhất của bài viết.Và những người cầm bút phải nhìn nhận lại những nguyên tắc mà báo chí phải tuân thủ trước khi xác định viết cái gì? Viết cho ai? Và viết nó với mục đích gì?
Không những vậy còn phải chú ý tới trách nhiệm của những người làm nhiệm vụ duyệt bài viết trước khi đăng tải. Bài toán trách nhiệm ở đây nằm ở phía những người lãnh đạo. Sẽ không xảy ra những hiệu ứng ngược như thế nếu những người làm công tác biên tập sáng suốt và điều chỉnh hợp lý những bài viết không phù hợp hoặc nội dung không đảm bảo. Trong trường hợp này cũng vậy, người biên tập thực sự phải nhìn nhận lại chính năng lực và nghiệp vụ làm báo của mình trước khi kiểm duyệt đăng tải một thông tin nào đó tới công chúng.
Sự phản hồi tích cực của dư luận trong bài viết như một hồi chuông để không chỉ tác giả bài báo mà còn cả tòa soạn báo Lao động và các tờ báo khác cần nhìn lại học khắc phục những khuyết điểm trong hoạt động nghiệp vụ, thực sự xứng đáng với các chức năng của báo chí. Và hơn hết là việc định hướng dư luận phải dựa trên những tư tưởng, định hướng đúng đắn chứ không phải trên tư cách của những quan điểm cá nhân với những nội dung thiếu sự tuyên truyền, định hướng.
Thế Tài
Lớp Truyền hình K30A1
Lớp Truyền hình K30A1
Cùng chuyên mục
Bình luận