Tọa đàm “Tiếp nhận Truyện Kiều ở Nam Bộ”: Truyện Kiều kể mãi không vơi

(Sóng trẻ) -  Sáng 4/3, Tọa đàm diễn ra nhằm giới thiệu những nghiên cứu về tiếp nhận Truyện Kiều ở Nam Bộ qua cuốn sách “Truyện Kiều ở Nam Bộ” của TS. Nguyễn Thanh Phong. Bên cạnh đó, giới thiệu trường hợp “chuyển thể” của Truyện Kiều ở Nam Bộ: văn bản “Tuồng Kim Vân Kiều” do TS. Phan Thị Thu Hiền phiên âm và giới thiệu.

anh-chup-man-hinh-2022-03-04-luc-10-35-12.png

Chương trình có gần 100 người tham gia, tổ chức online trên nền tảng Zoom. Sự kiện do Bộ môn Văn học Việt Nam, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội tổ chức.

PGS. TS Phạm Xuân Thạch, Trưởng Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khai mạc sự kiện: “Hiện nay văn học được giảng dạy trong nhà trường hoặc đã được kết tinh nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khoảng trống cần được lấp đầy đời sống văn học trong môi trường xã hội. Chúng ta có nhiều định kiến khi nghĩ chỉ phổ biến Truyện Kiều miền Bắc, Lục Vân Tiên khu vực miền Nam”.

Nguyên cứu tiếp nhận, lưu hành, truyền bá Truyện Kiều ở Nam Bộ

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) - giới thiệu thành quả nghiên cứu về sự tiếp nhận công chúng Nam Bộ được viết trong sách “Truyện Kiều ở Nam Bộ”. 

anh-chup-man-hinh-2022-03-04-luc-09-27-07.png
 Mục lục “Truyện Kiều ở Nam Bộ”

 

Nam Bộ tiếp nhận ảnh hưởng qua ba dòng văn học: dòng văn học Việt Nam từ Đàng Ngoài và Đàng Trong (vùng Thuận Quảng đến Năm Bộ) bằng đường bộ bởi các nhà Nho người Việt, dòng văn học Trung Hoa trực tiếp từ Hoa Năm trực tiếp truyền sang Nam Bộ bằng đường biển bởi các nho sĩ trí thức và thương nhân Trung Hoa, theo chân thực dân Pháp cũng bắt đầu truyền vào đất Năm Bộ thúc đẩy văn học vùng này theo hướng hiện đại hoá.

Truyện kiều được phổ biến trong công chúng qua ba dòng nhân vật: các nhà nho Nam Bộ, trí thức Tây học xuất thân Nho học, giới nho thương - Vườn Hoa chợ lớn.


Truyện Kiều được cho là dành cho đối tượng có học thức cao. Tuy nhiên, người dân vùng này chủ yếu là người dân nhập cư và học thức thấp. Vì vậy, Kiều được đi vào đời sống nhân dân Nam Bộ, đồng cảm qua các vở tuồng, cải lương, vịnh Kiều và đố Kiều, ca dao, dân ca,...


Giới thiệu sách Tuồng Kim Vân Kiều

Cuốn sách Tuồng Kim Vân Kiều bản Nôm được lưu trữ tại Thư viện Đại học về Ngôn ngữ và Văn minh Paris (Pháp) gồm 136 trang, 3 hồi bao quát trọn vẹn cốt truyện của Truyện Kiều. Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phiên âm và biên dịch.

bia-tuong-kim-van-kieu.png
Tranh bìa Tuồng Kim Vân Kiều 


Nội dung của cuốn sách: Một bản phiên âm và chú thích đầy đủ trọn vẹn cho 3 hồi của Tuồng Kim Vân Kiều, đính kèm bản Nôm khắc in đẹp hiện đang lưu trữ tại thư viện Bulac. Cuốn sách bước đầu góp phần bảo lưu được di sản chữ Nôm người Việt, kỳ vọng là tiền đề cho sự phát triển nghiên cứu về ý nghĩa của Truyện Kiều trong lịch sử, văn hoá, xã hội trong những đề án tiếp theo.


Toạ đàm đã cung cấp cho những người nghiên cứu và yêu truyện Kiều những thế giới quan khác về định kiến Truyện Kiều ở Nam Bộ. Giúp chúng ta có thể nhận diện quá trình vận động của các lý thuyết nghiên cứu – phê bình văn trong nước từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng tập trung vào độc giả trong nghiên cứu văn học cũng đã đem đến cho nghiên cứu Truyện Kiều những góc nhìn mới mẻ và hấp dẫn.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN