Tọa đàm “Hồi ký chiến tranh” của Charles de Gaulle
(Sóng trẻ) - Tối ngày 16/5, nhằm tạo diễn đàn trao đổi về tác phẩm Hồi ký chiến tranh của Charles de Gaulle, trung tâm văn hóa Pháp - L’Espace, Trung tâm hợp tác trí tuệ Việt Nam – VICC và Alpha Books phối hợp tổ chức buổi tọa đàm tại trung tâm văn hóa Pháp (Tràng Tiền, Hà Nội).
Buổi tọa đàm có sự tham gia của ba diễn giả, Ngài Đại sứ Pháp tại Việt Nam - Jean-Noël Poirier, ông Pierre Journoud - giáo sư Sử học đương đại Trường Đại học Paul-Valéry Montpellier và GS Nguyễn Văn Khánh – hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Charles de Gaulle kêu gọi kháng chiến chống Đức quốc xã trên BBC
Nài ra, buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của Nhà sử học Dương Trung Quốc, GS.Nhà giáo nhân dân Vũ Dương Ninh, PGS.TS Phạm Xanh và rất đông các bạn đọc yêu văn học Pháp.
Hồi ký chiến tranh, một tác phẩm đoạt giải Nobel Văn học, với lối viết tao nhã, cuốn hút đầy tính văn chương của de Gaulle được coi là hiện thân của nền văn học Pháp. Từng giữ chức Tổng thống Pháp nhưng không giống với những vị nguyên thủ quốc gia khác, de Gaulle đã tự tay viết nên bộ hồi ký này trong 4 năm. Và ngay sau khi xuất bản, bộ sách đã thành công vang dội tại Pháp.
Hồi ký chiến tranh thu hút được đông đảo bạn đọc
Tập đầu trong bộ Hồi ký chiến tranh của Tướng de Gaulle có tựa đề “Tổ quốc gọi tên” được xuất bản năm 1954 mang những tâm sự chân thành của người ‘vĩ nhân số một nước Pháp’ về con đường ông đã trải qua để vực dậy nước Pháp sau chiến tranh.
Tập 1: Tổ quốc gọi tên trong bộ ba Hồi ký chiến tranh
Xuyên suốt buổi tọa đàm, ba diễn giả đã luận bàn xoay quanh cuộc đời Tướng de Gaulle qua tác phẩm Hồi ký chiến tranh từ đó cho thấy sự đúng đắn, sáng suốt trong những hành động, quyết định của vị Tổng Thống này trên chính trường nước Pháp.
Có thể nói, thông qua những hoạt động của mình, Tướng de Gaulle đã góp phần to lớn cho sự phát triển mạnh mẽ, lâu dài giữa Việt Nam và Pháp. GS sử học Pierre Journoud đã khẳng định rằng, Hồi ký chiến tranh không chỉ là một câu chuyện kể về một con người vĩ đại, nó còn lý giải một phần nguyên nhân dẫn tới chiến tranh Đông Dương.
Kim Bách
Cùng chuyên mục
Bình luận