Tổng kết diễn đàn: “Cảnh sát giao thông nên xử lí phương tiện vi phạm như thế nào?”
(Sóng trẻ) – Sau hơn 3 ngày thảo luận, diễn đàn “Cảnh sát giao thông nên xử lí phương tiện vi phạm như thế nào?” đã nhận được rất nhiều ý kiến bình luận của độc giả quan tâm. Đa phần các ý kiến cho rằng, việc cảnh sát giao thông xử lí các phương tiện vi phạm bằng việc chặn đầu xe, nhảy lên nắp ca- pô, gây nguy hiểm cho bản thân là việc làm không nên. Còn có nhiều cách để xử lí chứ không nên gây mất an toàn cho bản thân người làm nhiệm vụ và các phương tiện tham gia giao thông khác.
Diễn đàn “Cảnh sát giao thông nên xử lí phương tiện vi phạm như thế nào?” đặt ra câu hỏi xoay quanh những vấn đề như cách thức xử lí vi phạm giao thông, việc các chiến sĩ chặn đầu xe vi phạm, nhảy lên nắp ca – pô có thực sự giải quyết được những hành vi đó… tất cả những thắc mắc đều được các độc giả quan tâm, đón nhận.
Bên canh đó, vụ việc Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt (Đội CSGT Số 5, Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội) bị một tài xế điều khiển xe tải kéo lê trên đường 20m gây thương tích nghiêm trọng đã khiến dư luận đặc biệt chú ý, rất nhiều những luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra để tranh luận về vụ việc này.
Phần đông những ý kiến được đưa ra đều chung sự đồng cảm, thương xót khi hình ảnh chiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt bị thương nặng, nằm bất động, quân phục rách nát… được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Nhưng hành động này cũng gây ra những luồng ý kiến khác nhau trong những ngày gân đây.
Bàn về việc xử lí các phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông, độc giả của Sóng trẻ có 2 luồng ý kiến khác nhau: một bên là đồng ý với việc CSGT phải làm những hành động đó để trấn áp, lấy lại hình ảnh người chiến sĩ công an trong lòng người dân và một bên là không đồng tình với việc gây nguy hiểm cho bản thân khi trấn áp, xử lí các phương tiện vi phạm khi tham gia giao thông như nhảy lên ca – pô, chặn đầu xe…
Một số độc giả cho rằng, việc chặn đầu xe, nhảy lên ca – pô là chuyện của bình thường của CSGT:
“ Không thể phủ nhận trường hợp Thượng úy Nguyễn Quốc Đạt là hết lòng về nghề, mong muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chỉ có điều là chưa thông minh mà thôi!” ([email protected]).
“Hình ảnh các chiến sĩ CSGT từ trước đến nay vẫn bị nhiều người dân có cái nhìn và đánh giá không hay. Nhưng tôi nghĩ có le qua những trường hợp như thế này thì hình ảnh CSGT trong mắt người dân sẽ cải thiện hơn nhiều” ([email protected]).
“Các chiến sĩ CSGT ăn lương của dân thì phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ trật tự cũng như xử lí các phương tiện vi phạm giao thông. Dù mình có hơi xót cho chiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt nhưng đây là do cách đồng chí xử lí thôi. CSGT làm việc như vậy là còn nhẹ rồi, thử xem các đồng chí cảnh sát hình sự, suốt ngày phải làm việc, đối mặt với kẻ thù còn nguy hiểm gấp vạn lần như thế này ấy chứ. Như vậy có thấm gì đâu. Bây giờ camera cũng không phải nơi nào cũng lắp đặt hết được thì xử nguội làm sao, chỗ nào không có thì cảnh sát ra chặn đầu là đúng rồi, ăn lương của dân, nhà nước thì phải phục vụ hết mình thôi, đó là điều đương nhiên mà” ( [email protected]).
“Tùy theo từng trường hợp mà có cách giải quyết khác nhau, không phải chỗ nào cũng có camera để có thể ghi hình phạt nguội. Mà cũng tùy vào ý thức của tài xế mà có các tình huống khác nhau” ([email protected]).
“Có ai mượn các chiến sĩ nhảy lên đâu, cứ xa xa thấy vi phạm là tuýt còi rồi, mà kể cả bây giờ không vi phạm cũng bị chặn đầu xe lại ấy chứ. Chỉ có trường hợp tài xế này liều mới tông như vậy thôi chứ ở đây, khi mà thấy CSGT đứng đường là lo sốt vó rồi chứ còn nói gì tới việc tông. Đụng tới ai thì đụng chứ tới cảnh sát hay người nhà nước thì chỉ có đụng ngu thôi. Dù xót xa cho chiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt nhưng con sâu làm rầu nồi canh, không thích CSGT tí nào, còn việc làm của các đồng chí ấy muốn sao cũng được, miễn trật tự là ổn, còn các cái khác không quan tâm” ([email protected]).
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, đa số các độc giả còn lại đều phản đối cách làm của chiến sĩ cảnh sát:
“Mặc dù rất xót xa trước tình trạng chiến sĩ Nguyễn Quốc Đạt nhưng cá nhân tôi nghĩ rằng hành động của chiến sĩ CSGT này là không cần thiết và thiếu chuyên nghiệp. Trong những trường hợp người vi phạm không chấp hành mệnh lệnh thì có thể phạt nguội” ([email protected]).
“Theo tôi hành động nhảy lên ca po nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm giao thông của thượng úy Quốc Đạt không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn thiếu sự chuyên nghiệp, trong khi đó chưa chắc đã bắt được người vi phạm giao thông. Trong vấn đề này, chúng ta có thể sử dụng sự hỗ trợ của camera giám sát và gia tăng mức hình phạt đối với những trường hợp xử lí vi phạm” ([email protected]).
“Rất ngưỡng mộ chú CSGT ngay cả khi chú ấy là một võ sư thì làm như vậy cũng rất là nguy hiểm. Mình không đồng ý với cách giải quyết đấy. Có thể phạt nguội được mà” ([email protected]).
“Mình thấy việc CSGT tự gây nguy hiểm cho bản thân khi xử lí vi phạm là sai. Có nhiều cách khác nhau chứ việc chặn đầu xe, nhảy lên ca ppo rất nguy hiểm. Có thể phạt nguội và gia tăng hình phạt lên là được, thay vì chặn đầu xe như vậy, chưa kể còn gây mất an toàn giao thông cho các phương tiện xung quanh” ([email protected]).
“Tôi đồng tình với ý kiến của thượng tá Lê Đức Đoàn. Việc xử phạt bằng hình thức phạt nguội đang được áp dụng ngày càng rộng rãi, cho nên việc chiến sĩ CSGT nhảy lên nắp ca pô xe hoặc làm những điều tương tự như vậy để dừng phương tiện giao thông vi phạm là không cần thiết, hơn nữa còn rất nguy hiểm” ([email protected]).
Các bình luận gửi về của độc giả đã có ý nghĩa rất lớn để các chiến sĩ CSGT rút kinh nghiệm, cũng như cách xử lí tốt nhất trong những trường hợp khác. Tựu chung lại, việc xử lí những phương tiện vi phạm giao thông của CSGT còn nhiều vấn đề khi cơ sở vật chất, luật pháp ở Việt Nam còn lỏng lẻo, nài ra việc coi thường tính mạng người khác của các tài xế cũng cần lên án, gia tăng hình phạt.
Diễn đàn “Cảnh sát giao thông nên xử lí phương tiện vi phạm như thế nào?” chính thức khép lại tại đây. Sóng trẻ rất cảm ơn sự ủng hộ của quý độc giả!.
Đình Anh - Ngọc Duy - Phạm Hạnh - Đoàn Huyền - Trang Nhung
Báo Mạng Điện Tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận