Tổng kết diễn đàn: “Học sinh Việt có đang quay lưng với sử Việt”

(Sóng trẻ) - Sau khi đăng tải trên trang tin điện tử Sóng Trẻ, diễn đàn: “Học sinh Việt có đang quay lưng với sử Việt” đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi, góp ý của bạn đọc. Phần lớn độc giả đều cho rằng học sinh Việt đang ngày càng chán học môn lịch sử, học lịch sử chỉ vì phải thi, không vì thích thú. Từ đó, độc giả cũng đưa ra một số giải pháp để có thể giúp học sinh yêu thích môn lịch sử hơn.

Sau hơn 3 tuần tổ chức diễn đàn, bàn luận về chủ đề học sinh Việt có đang quay lưng với sử Việt, BBT Sóng trẻ đã nhận được hơn 30 phản hồi từ độc giả với nhiều ý kiến trái chiều, quan điểm mới mẻ đồng thời là những phương án giải quyết sáng tạo. Trong số các ý kiến gửi về có trên 80% độc giả cho rằng học sinh hiện nay đang chán học môn lịch sử vì tính khô khan và phương pháp dạy Sử chưa sáng tạo, chưa truyền cảm hứng đến cho người học.

Không thích học Lịch sử là vì….?

Lịch sử là hành trình gây dựng đất nước từ thuở sơ khai cho đến những ngày tháng đấu tranh, hi sinh máu và nước mắt vì độc lập dân tộc. Chỉ khi nhìn lại quá khứ ấy, ta mới biết trân trọng cuộc sống ở hiện tại, ta mới biết tự hào về đất nước. Vậy mà đa số học sinh thời hiện đại lại cho rằng Lịch sử là môn khô khan, khó học và khó nhớ.

“Mình cảm thấy rất mệt mỏi vì việc mình chán học, nhất là môn lịch sử. Vì môn học ấy quá nhiều chữ, mốc lịch sử, giáo viên giảng dạy cũng không tạo được cảm hứng. Hơn nữa nó lại không phải là một học bắt buộc hay nhất thiết để kiếm được ngành nghề sau này. Nên ngày mình càng chán” - bạn [email protected] chia sẻ.

51d57af75_anh_1.png

Cùng quan điểm trên bạn [email protected] cho rằng: “Hiện nay một bộ phận học sinh đang chán học môn lịch sử, ngại tìm hiểu về lịch sử dân tộc dẫn đến họ thiếu kiến thức về lịch sử và biến môn lịch sử thành một nỗi sợ. Sẽ có rất nhiều lý do để giải thích về điều này, có thể do môn lịch sử khô khan, chỉ toàn sự kiện và những con số; cũng có thể là do học sinh thích những điều mới mẻ, ngại tìm hiểu về những điều đã cũ; cũng có thể do cách dạy và cách học chưa thực sự hiệu quả để cuốn hút học sinh.”

Cần thay đổi trong cách dạy và học

51d57af75_anh_2.png

Để học sinh thích thú hơn với môn Lịch sử thay đổi phương pháp giảng dạy là điều vô cùng cần thiết.
“Theo tôi, người Việt Nam phải biết sử Việt Nam, tuy nó là môn khô cứng, không có nhiều dẫn chứng để thu hút học sinh học, tìm hiểu. Do vậy để học sinh có hứng thú học môn này giáo viên giảng dạy nên có nhiều dẫn chứng minh họa, liên hệ sinh động và đưa môn học này là môn thi bắt buộc ở tất cả các khối thi tốt nghiệp THPT để hs không thể không học môn học này.” – bạn [email protected] khẳng định.

Bạn đọc [email protected] lại cho rằng: “Lịch sử là môn học hay và cần thiết. Vấn đề ở đây chủ yếu là do phương pháp giảng dạy và cách thức truyền đạt tầm quan trọng của môn học mà thôi. Học sử mà bắt học sinh học thuộc lòng quá nhiều thì thật sự chẳng ai muốn học. Còn để trực quan hóa và quan trọng hóa môn lịch sử, mình nghĩ đó không chỉ là nhiệm vụ của giáo dục. Truyền thông đại chúng cũng đóng một vai trò khá thiết yếu. Từ lâu lắm rồi, ở nước nài họ đã dựng được phim hay một số loại hình khác như video game, video âm nhạc, lấy bối cảnh lịch sử, dù nó ít nhiều mang tính chất giải trí. Việt Nam mình cũng đang cố gắng làm như vậy, và nếu thành công, biết đâu sẽ gây hứng thú cho học sinh tìm hiểu về môn lịch sử?”

Ở góc độ của một người đã từng chán học Lịch sử nhưng sau khi tiếp nhận phương pháp học mới bạn đọc [email protected] tâm sự: “Trước đây mình cũng không thích học lịch sử như những bé ở trên clip, nhưng sau khi tìm được đúng thầy dậy, cách truyền đạt giúp mình cảm thấy thích thú với môn học hơn. nó không còn là môn học khô khan, nhiều chữ nữa. Vì vậy để khắc mục vấn đề này, mấu chốt là cách dạy của giáo viên thôi.”

Lịch sử là quá khứ, nhưng lịch sử làm nên và tồn tại song song với thực tại. Lịch sử là hành trình gây dựng đất nước từ thuở sơ khai cho đến những ngày tháng đấu tranh, hi sinh máu và nước mắt vì độc lập dân tộc. Và chỉ khi nhìn lại quá khứ ấy, giở lại những trang sử hào hùng ấy, chúng ta mới có động lực để viết nên những trang mới tươi đẹp hơn, viết nên một tương lai sáng lạn hơn, một Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” với nét truyền thống được bảo tồn bằng những trái tim yêu lịch sử. Để khắc phục tình trạng học sinh chán học lịch sử, sợ học lịch sử, những người thầy, người cô cần có những bài giảng sinh động, không phải dạy, học theo kiểu thụ động "cô đọc - trò chép". Và đặc biệt, học sinh cần phải học lịch sử, tìm tòi và hiểu biết về lịch sử dân tộc như một trách nhiệm của mình.

Diễn đàn “Học sinh Việt có đang quay lưng với sử Viêt?” xin phép được khép lại. BBT Sóng Trẻ xin chân thành cảm ơn những bình luận, phản hồi vô cùng tích cực từ quý độc giả. Những ý kiến tranh luận của bạn đọc chính là những góp ý vô cùng bổ ích để có thể giúp học sinh yêu thích môn Lịch sử hơn. Hẹn gặp lại quý độc giả trong những vấn đề thảo luận sắp tới.
BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN