Tổng kết diễn đàn "Cử nhân thất nghiệp: Lỗi tại ai"

(Sóng trẻ) - Sau hơn một tuần tranh luận, chủ để "Cử nhân thất nghiệp: Lỗi tại ai" đã nhận được gần 20 ý kiến tham gia bình luận. Trong đó, có khoảng 10 ý kiến cho rằng, đối với việc cử nhân thất nghiệp, trách nhiệm đầu tiên thuộc về bản thân mỗi sinh viên.

Gần 20 lượt bình luận hầu hết đều là những ý kiến hay, sắc sảo. Điều ấy là một kết quả đáng khích lệ đối với tất cả thành viên trong nhóm 3, lớp Báo mạng điện tử K.31.

Chủ đề "Cử nhân thất nghiệp: Lỗi tại ai" đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, theo ý kiến độc giả của Sóng trẻ, hầu hết đều cho rằng, trách nhiệm này nằm ở bản thân mỗi sinh viên.

Độc giả có địa chỉ email [email protected] cho rằng: "Trong việc này chẳng thể đổ trách nhiệm cho một ai cả, ai cũng có lỗi ở trong chuyện đó nhưng quan trọng nhất vẫn là ở bản thân mỗi sinh viên. Nếu các bạn không cố gắng, không nỗ lực thì trong bất cứ môi trường nào các bạn cũng sẽ thất bại".

Đồng tình với quan điểm này, một độc giả khác có địa chỉ email [email protected] quan điểm: "Tôi nghĩ rằng những người có năng lực thì ra trường sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Những người mà tôi quen biết khi ra trường đều kiếm được việc làm ổn định, mức lương cao, dĩ nhiên họ phải mất một thời gian mới có công việc ổn định. Nhiều bạn cử nhân ra trường nhưng thực chất lại không học được điều gì từ trường Đại học, không có năng lực và sự cố gắng thì không bao giờ bạn có thể thành công dù ở bất cứ xã hội nào".

323514beb_5a7e78140_hjca1.jpg
Thực trạng thất nghiệp của cử nhân. Ảnh: Dantri.com

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân khiến con số cử nhân thất nghiệp tăng cao là do chính sách đào tạo chưa hợp lý, nền kinh tế không đủ khả năng giải quyết nhu cầu việc làm...

Độc giả có địa chỉ email [email protected] chia sẻ: "Có thể là do sinh viên, người giỏi rồi sẽ kiếm được việc thôi. Nhưng phải hỏi là họ có làm trái ngành hay không? Nếu làm trái ngành thì rõ ràng bao nhiêu năm học chuyên môn chả có ý nghĩa gì. Cuối cùng đại học lại quay về mức dạy cho người ta những hiểu biết căn bản mà thôi... Không thể trách sinh viên hết được. Tôi phản đối ý kiến của mấy bạn ăn nói rất thờ ơ kiểu "Ơ rõ ràng là phải do người học trước rồi, tiên trách kỷ, hậu trách nhân mà". Bây giờ, cái mà nhà tuyển dụng cần không phải là một sinh viên với bằng cấp đẹp mà là bản lĩnh, kinh nghiệm và những kỹ năng cơ. Cái ấy thì nhà trường chẳng bao giờ dạy hoặc có dạy thì không đến nơi đến đoạn.... Lại còn chưa nói đén việc mở trường Đại học tràn lan, thiếu quy hoạch, thiếu xây dựng về thương hiệu và chất lượng. Tôi cho rằng, nguyên nhân là do đào tạo kém, quản lý buông lỏng, thiếu tầm nhìn vĩ mô".

Nài ra, còn một số ý kiến tranh luận trái chiều khác mà trong phạm vi bài tổng kết, chúng tôi không thể dẫn lại toàn bộ.

Theo hầu hết ý kiến của độc giả, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cử nhân thất nghiệp tăng cao là do chính bản thân sinh viên chưa chịu nỗ lực trong quá trình học, chưa phấn đấu chịu đựng gian khổ khi mới bắt đầu công việc, chưa cân nhắc kỹ trước khi chọn trường, lĩnh vực theo học... 

Những ý kiến trên cũng chính là những lời khuyên quý báu cho bất kỳ cứ ai đang nuôi ước mơ trở thành cử nhân Đại học. Tuy nhiên, trong phạm vi chủ đề của diễn đàn, chúng tôi sẽ không bàn đến giải pháp khắc phục vì chúng tôi tin rằng mỗi một cử nhân sẽ có một hướng đi, cách giải quyết riêng.

Chủ để "Cử nhân thất nghiệp: Lỗi tại ai" xin được khép lại tại đây. Xin mời các bạn tham gia tranh luận chủ đề mới: "Vì sao sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền không mặn mà với thư viện". Rất mong nhận được sự cộng tác của các bạn!

Nhóm 3
Lớp: BMĐT


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN