Tổng kết diễn đàn:“Thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ lớp 3: Nên hay không?”
(Sóng trẻ)-Sau gần một tháng thảo luận, diễn đàn: “Thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ lớp 3: Nên hay không?”đã nhận được tất cả gần 100 ý kiến phản hồi,bình luận từ phía công chúng. Theo bảng khảo sát, có 53,8% cho rằng không nên thí điểm dạy tiếng trung và tiếng Nga, 38% cho rằng nên, còn lại 7,7% lựa chọn ý kiến khác.
Có hai luồng ý kiến chính được dư luận quan tâm và bình luận. Đa số đều đưa lên quan điểm rằng tiếng Anh là ngôn ngữ được phổ cập toàn cầu nên đẩy mạnh việc học tiếng Anh sẽ tốt hơn là đầu tư cho các môn Tiếng Trung hay tiếng Nga. Tuy nhiên, cũng có một số quan điểm cho rằng: tiếng Trung và tiếng Nga đều là những ngôn ngữ rất phổ biến, trong tương lai có thể được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Chính vì vậy, việc đưa 2 ngôn ngữ này vào chương trình giảng dạy cũng là 1 phương án tốt. Tuy nhiên cần cân bằng chương trình để tránh tình trạng quá tải và áp lực cho học sinh.
Rất nhiều ý kiến, bình luận của độc giả xung quanh việc Bộ giáo dục sẽ thí điểm dạy tiếng Trung Quốc và tiếng Nga từ lớp 3 đến lớp 12 theo khung năng lực nại ngữ 6 bậc của Việt Nam. Thay vì chỉ học tiếng Anh như trước đây, các em sẽ học hai thứ tiếng tự chọn theo quy định của Bộ Giáo dục. Sau một thời gian đăng tải trên diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề: “Thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ lớp 3: Nên hay không?” đã nhận được 2 luồng ý kiến như sau:
1.Tiếp tục đẩy mạnh việc học tiếng Anh, không nên đưa Tiếng Trung, tiếng Nga vào chương trình giảng dạy
Khi Đề án này đưa ra, ngay lập tức đã có rất nhiều ý kiến phản hồi, đa số ý kiến đều cho rằng, việc dạy và học nại ngữ là tốt, song Bộ GD-ĐT cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định này
Độc giả Bích Phương có email là [email protected] bình luận: “Đến tiếng Anh là ngôn ngữ chung của thế giới, được Việt Nam giảng dậy mấy chục năm nay rồi mà đã giỏi đâu, đòi dạy tiếng Trung với tiếng Nga thì vừa mất thời gian, vừa gây ức chế, áp lực cho cả học sinh lẫn phụ huynh”.
Đồng ý kiến với độc giả Bích Phương thì bạn đọc Bùi Lan (Thái Nguyên) cho hay: Theo mình nghĩ việc phổ cập tiếng anh còn chưa mang lại hiệu quả, khi mà còn rất nhiều học sinh hiện nay vẫn chưa biết làm thế nào để học tiếng anh hiệu quả, liệu học thêm 2 ngôn ngữ mới nữa liệu có ổn không? Học lớp 3 nhưng nhiều em học tiếng Việt chưa chắc đã giỏi công thêm việc học tiếng Anh nữa, lại đèo bòng thêm 2 ngôn ngữ nữa liệu có quá sức với các em. Mình thấy làm gì, học gì phải căn cứ vào mục đích và khả năng của mỗi người bảo một đứa trẻ 9, 10 tuổi học một lúc 4 ngôn ngữ (cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nga , tiếng Trung) là điều không thể. Các em còn rất nhiều môn học tự nhiên và khoa học khác nữa nên cân bằng việc học nại nữ và các môn khác. Tránh học tràn lan mà không mang lại lợi ích, hiệu quả cho người học.
Nguyên nhân mà nhiều độc giả phản đối việc đưa tiếng Trung và tiếng Nga vào chương trình lớp 3 chủ yếu vì nguyên nhân sẽ khiến các em cũng như các bậc phụ huynh tăng thêm áp lực cũng như lo lắng về chất lượng giảng dạy. Mặc dù trên thực tế, đây hoàn toàn không phải là vấn đề mới, nó là sự tiếp nối đúng lộ trình mà ngành giáo dục đặt ra từ nhiều năm trước.
Thực sự phương án mới này không khả quan và không cần thiết. Việc dạy và học tiếng Anh - ngôn ngữ chung của cả thế giới - ở Việt Nam còn thực hiện chưa được hiệu quả. Vậy thì 2 ngôn ngữ Trung và Nga được đưa vào dạy bắt đầu từ chương trình lớp 3 là không hợp lý. Cần đẩy mạnh giáo dục tiếng Anh để Việt Nam có thể hội nhập với cả thế giới!
Mình nghĩ rằng việc giảng dạy nhiều thứ tiếng sẽ gây mất tập trung trong việc đào tạo, khó đạt hiệu quả cao. Mình nghĩ vẫn nên đào tạo tiếng Anh như trước còn các em muốn học thêm thứ tiếng khác sẽ tự đi học thêm tuỳ nhu cầu. ([email protected])
Bên cạnh đó, đề án còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp như sau:
Tôi nghĩ dạy thêm nhiều nại ngữ là rất tốt nhưng chúng ta cần sử dụng những giáo viên giỏi có năng lực hay cả giáo viên nước nài để dạy cho những trẻ mới bắt đầu bập bẹ nại ngữ. Như vậy giúp lớp học sinh bắt đầu học tập một cách tốt nhất không bị lệch lạc. ([email protected])
Theo mình thì bản thân chương trình giáo dục gồm các môn trên lớp đã đủ nhiều kiến thức cho các bé, cộng thêm cả việc thu nạp thêm một ngôn ngữ mới là tiếng Anh vào đầu nữa thì không nên học thêm tiếng Trung hay tiếng Nga gì cả. Tiếng Anh bao nhiêu năm nay vẫn luôn là một vấn đề nan giải rằng tại sao học sinh học hết 12 năm học vẫn không thể giỏi được. Thế thì tại sao lại đưa thêm một ngôn ngữ mới vào để càng khiến các bé áp lực? Chưa kể chữ Trung lại không phải chữ latinh, quá khó để một học sinh cấp 1 nhớ và thuộc cách viết. ([email protected])
Theo tôi thì Bộ cần nghiên cứu, xem xét và bàn hỏi với các chuyên gia trong và nài nước, các thầy cô giáo, những ngươi trí thức của đất nước để có chính sách phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước và quốc tế. ([email protected])
2.Nên thí điểm đề án dạy Tiếng Trung và tiếng Nga cho học sinh tiểu học
Trên bảng hỏi của diễn đàn, cũng đã nhận được những ý kiến phản hồi tích cực cho việc thí điểm đề án dạy Tiếng Trung và tiếng Nga cho học sinh tiểu học
Một bạn trẻ có địa chỉ email [email protected] đưa ra ý kiến: “Mình thấy học thêm tiếng Trung và tiếng Nga giúp các em có thêm nhiều sự lựa chọn theo sở thích nhưng cần thí điểm như thế nào để các em biết được mình hợp với môn đó, bởi ở độ tuổi lớp 3 các em không thể nhận thức được đâu là môn học mình yêu thích và phù hợp.
Tôi đồng ý việc phổ cập tiếng Nga và tiếng Trung , tuy nhiên chỉ nên đưa 2 thứ tiếng này vào môn tự chọn ([email protected])
Mình nghĩ nên để các môn Tiếng Trung và Tiếng Nga là tự chọn, hãy đầu tư kỹ cho tiếng anh để tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 của VN mà mọi người đều sử dụng được ([email protected])
Học nại ngữ là điều đáng khen tuy nhiên học để áp dụng được vào thực tiễn thì mới là hiệu quả. Dù thế nào thì tiếng Anh cũng là ngôn ngữ được phổ cập toàn cầu nên đẩy mạnh việc chọn tiếng Anh sẽ tốt hơn là đầu tư cho các môn Tiếng Trung hay tiếng Nga ([email protected])
Một số độc giả nhận thấy sự cần thiết của việc học tiếng Nga và tiếng Trung có quan điểm: “Nên học tiếng Trung, tiếng Nga bởi trong tình trạng tiếng Anh đã trở nên bão hòa, biết những ngôn ngữ khác sẽ trở thành lợi thế trong công việc sau này. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh học ngôn ngữ càng sớm, khả năng tiếp thu càng tốt.”
Tiếng Trung và tiếng Nga đều là những ngôn ngữ rất phổ biến, trong tương lai có thể được sử dụng rộng rãi trên thế giới, chính vì vậy việc đưa 2 ngôn ngữ này vào chương trình giảng dạy cũng là 1 phương án tốt, tuy nhiên cần cân bằng chương trình để tránh tình trạng quá tải và áp lực cho học sinh!.
3.Những giải pháp từ phía công chúng
Bên cạnh những ý kiến đồng tình hay phản đối, thì cũng có rất nhiều ý kiến, lời khuyên giải pháp được đưa ra với nội dung đưa tiếng Trung và tiếng nga thành môn nại ngữ không bắt buộc
Độc giả có email [email protected] viết: “Theo mình thì dạy thêm nại ngữ khác chỉ nên bắt đầu từ cấp 3 theo sở thích và nguyện vọng chứ không bắt buộc. Đến cả người lớn đến viết chính tả còn sai, chứ đừng nói là học sinh lớp 3 Tiếng Việt (chưa nói đến tiếng Anh) còn chưa chuẩn mà còn cho các cháu học thêm tiếng khác nữa.”
Tôi nghĩ là nên trở thành môn học năng khiếu, không bắt buộc [email protected])
Rất nhiều độc giả đồng ý việc đưa tiếng Nga và tiếng Trung vào chương trình tuy nhiên họ có ý kiến rằng: “không nên bắt buộc học mà nên để trẻ lựa chọn giữa các ngôn ngữ với nhau, cái nào phù hợp với mình nhất và tổ chức các lớp học theo nguyện vọng và năng lực.”
Mặc dù đây mới chỉ là đề xuất chưa phải kế hoạch thực hiện ngay theo lộ trình đề án, nhưng thiết nghĩ, đề xuất cũng cần xuất phát từ thực tế và cần có sự nghiên cứu kỹ càng để tránh sự tranh cãi gây xáo trộn. Bởi suy cho cùng, giáo dục nước ta vốn đã có quá nhiều những mâu thuẫn, quá nhiều những thay đổi đột phá có tác dụng ngược
Diễn đàn “Thí điểm dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ lớp 3: nên hay không?”chính thức được khép lại tại đây. Ban biên tập Trang tin điện tử Sóng trẻ chân thành cảm ơn sự ủng hộ của quý độc giả và mong rằng BBT sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của quý độc giả trong các chủ đề bàn luận sau.
BBT Sóng trẻ
Cùng chuyên mục
Bình luận