Trăn trở đến từ người lái xe cứu thương

(Sóng trẻ) - Tiếng còi của chiếc xe cứu thương (xe cấp cứu) từ lâu trở thành nỗi ám ảnh vô hình của hầu hết mọi người, nhìn thấy chiếc xe cứu thương vội vã chạy, hình ảnh đầu tiên người ta nghĩ đến là thương vong, là mất mát. Vậy mà, vì sinh nhai, trách nhiệm, những người lái xe cứu thương vẫn ngày đêm đối diện với công việc đầy ám ảnh của mình với những trăn trở mà không phải ai cũng thấu hiểu.

Nghề của thời gian

Không hề sai khi nói rằng nghề lái xe cứu thương là nghề của thời gian, nghề chạy đua với cả “thần chết”. Một phút không là gì nếu như ngồi nhấm nháp một li cà phê sáng nhưng lại là một vấn đề lớn khi cứu chữa một mạng người.

Tình trạng người bệnh, sự lo lắng của người nhà bệnh nhân luôn là một áp lực tâm lí đè nặng lên vai người lái xe cứu thương. “Mệt mỏi thì dần cũng quen nhưng căng thẳng thì không bao giờ có thể quen được. Dù kiếm sống bằng nghề này đến nay cũng được gần 10 năm nhưng mỗi lần có bệnh nhân nguy kịch là tôi lại thấy sức mạnh của thời gian nó ghê gớm đến mức nào”- anh Vũ Quốc Hùng, một tài xế hợp đồng tại bệnh viện E Hà Nội chia sẻ.

7f10e738a_10943692_551288598341149_4507473150887460450_o.jpg
Nghề lái xe cứu thương luôn phải chạy đua với thời gian để đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Nghề của nỗi ám ảnh

Có lẽ, người lái xe cứu thương chỉ đứng sau bác sĩ, nhân viên y tế về số lần tiếp xúc với các ca bệnh nhân khẩn cấp. Nỗi lo lắng, ám ảnh về một điều tồi tệ nào nó sắp diễn ra gần như đeo đuổi người lái xe cứu thương suốt số giờ làm việc. Mỗi cuộc điện thoại, mỗi lịch phân công đều báo trước một điều gì đó không bao giờ là tốt đẹp.

7f10e738a_10644124_551288515007824_8650514130824805599_o.jpg
Luôn có hơn hai chiếc xe cứu thương sẵn sàng cho những ca cấp cứu

Cái chết đôi khi diễn ra ngay sau lưng người lái xe cứu thương, chỉ cách một cái nái đầu nhìn lại. Thật chẳng còn gì đau đớn hơn, tồi tệ hơn khi nhìn thấy ai đó trút hơi thở cuối cùng ngay trước mắt mình. Thế nhưng, với người lái xe cứu thương, điều này như trở thành “thông lệ”. Và dù có gọi là “thông lệ” hay bất cứ ngôn từ nào khác diễn tả mức độ thường xuyên hơn thì nỗi ám ảnh khi chứng kiến cái chết vẫn là một điều  thực sự đáng sợ.

Bác Nguyễn Văn Nam, 47 tuổi, một viên chức lái xe ở bệnh viên Hữu nghị Việt Nam - Ba Lan (Nghệ An) chia sẻ: “Thoát làm sao cho được nỗi ám ảnh, có lúc ngồi trong xe với một người đã chết đến 7 tiếng đồng hồ. Lại có lúc đi một mình,gặp phải đường vắng tôi cũng sợ lắm.”

Anh Trần Văn Thụ, 33 tuổi- một người lái xe cứu thương theo dịch vụ hợp đồng tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) tâm sự: “Bản thân tôi cũng không thể thoát khỏi nỗi ám ảnh về cái chết, nhưng thứ ám ảnh nhất đối với tôi là nước mắt của người mẹ mất con. Có ai có thể thôi suy nghĩ về tiếng khóc tuyệt vọng, đau đớn của bậc sinh thành được chứ!”

Nghề của nước mắt và lòng cảm thông, chia sẻ

Cuộc sống có hối hả, nhộn nhịp, bon chen đến mấy thì có một thứ giá trị vẫn mãi mãi trường tồn - đó là tình yêu thương giữa con người với nhau. Đứng trước nỗi đau của đồng loại, ai có thể vô tâm, lãnh cảm? Đứng trước bệnh tật, chết chóc, ai có thể đành lòng dửng dưng? 

7f10e738a_10920266_551288601674482_4205118005704797014_o.jpg
Những chiếc xe cứu thương chở sự quan tâm, chăm sóc giữa người với người.

Người lái xe cứu thương cũng thế, dù tiếp xúc nhiều với những quằn quại, đau thương, họ vẫn không thể không động lòng trước những “chiến thắng của Thần chết”. “Có lúc đau xót đến tột cùng, nước mắt là điều không tránh khỏi”- anh Lê Anh Tuân, viên chức bệnh viện C Thái Nguyên tâm sự. Khi hỏi về điều gì khiến anh nhớ nhất trong 3 năm gắn bó với nghề, anh Tuân kể: “Có môt cô gái trẻ đi chơi cùng người yêu, không hiểu sao đang đi thì cô gái bỗng nhiên ngã xuống khỏi xe và rơi vào trạng thái nguy kịch. Tôi nhận nhiệm vụ cho chuyên xe cấp cứu này, trên đường đi nhân viên y tế có nói rằng cô gái có lẽ không thể qua khỏi, và điều đau lòng hơn là cô gái đang mang thai 3 tháng. Nhận thấy tình trạng nguy kịch của người yêu, sợ phải chịu trách nhiệm, anh chàng kia bỏ trốn. Lúc đó, vừa thương, vừa xót,chỉ mong cô gái tai qua nạn khỏi. Lên đến Hà Nội thì tôi cùng nhân viên y tế ở lại làm thủ tục cấp cứu và các công việc liên quan khác cho cô gái, ở đó cho đến khi người nhà cô ấy đến”.

Đây chỉ là một câu chuyện trong hàng trăm câu chuyện thương tâm mà người lái xe cứu thương chứng kiến nhưng chỉ thế thôi cũng để thấy rằng, gắn bó với nghề này, nài tiền, nài sinh nhai ra chưa đủ, mà còn phải có cái tâm sáng, biết cảm thông và chia sẻ.

Tạm kết

Có những công việc không phải ai cũng quan tâm, để ý, có những trăn trở phải giữ lại làm của riêng. Công việc của người lái xe cứu thương tuy thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa. Hi vọng rằng, đến một ngày nào đó, người lái xe cứu thương không còn phải hối hả ngược xuôi nhiều như thế này nữa.

 Thủy Tiên
Báo Mạng điện tử K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN