Tranh biếm họa lần đầu xuống phố

(Sóng Trẻ) -  Khác với hai lần tổ chức triển lãm trong phòng trưng bày trước đó, triển lãm tranh biếm họa báo chí Việt Nam lần 3 với chủ để “Môi trường và biến đổi  sinh thái” diễn ra ngày 28/3/2012 tại 61 Lý Thái Tổ, Hà Nội lần đầu tiên được trưng bày nài trời.

Sau hơn 4 tháng phát động, Giải biếm họa báo chí Việt Nam – Cúp Rồng tre lần 3 do báo Thể thao & Văn hóa tổ chức với sự bảo trợ của Hội nhà báo Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã chính thức khép lại.

Cúp Rồng vàng năm nay thu hút được khá đông các gương mặt họa sĩ tham gia, có rất nhiều cái tên mới xuất hiện trong làng nghệ thuật không chuyên này. Trong hơn 400 tác phẩm dự thi năm nay, ban giám khảo đã chọn ra 100 tác phẩm xuất sắc lọt vào vòng chung khảo để trao giải và được đem ra trưng bài dưới đường phố.

Môi trường và biến đổi khí hậu sinh thái thực sự là vấn đề lớn mang tính toàn cầu và gây nhức nhối trong xã hội hiện nay. Chính vì thế, hầu hết các bức tranh biếm họa tham dự cuộc thi đều toát lên một ý tưởng, cách nhìn nhận về môi trường và biến đổi sinh thái của mỗi họa sĩ.

971da94c4_st7.jpg

Đời cha ăn mặc đời con khát nước

anh_6 - Upanh.com

Đây là hình ảnh của Nữ thần tự do trong tương lai

“Thông qua buổi triển lãm, ban tổ chức chúng tôi cũng như các họa sĩ hy vọng, mọi người hãy thay đổi hành vi ứng xử của mình với môi trường. Cứu trái đất đồng nghĩa cứu chính cuộc sống của chúng ta” - ông Lý Trực Dũng, chủ tịch Hội đồng ban giám khảo chia sẻ.

Rất nhiều ý tưởng được đề cập trong tranh như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai ôi nhiễm, động đất, nạn chặt phá rừng hay xả rác bừa bãi, lãng phí nước sạch, thói quen dùng túi nion tràn lan, cuộc sống của con người trong tương lai… Tất cả ý tưởng đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như tranh đen trắng bằng bút chì, bút sắt, tranh màu bằng thuốc nước, bột màu, tranh đồ họa vi tính…

anh_5 - Upanh.com

Đã nằm trong “cao hổ cốt”

Họa sĩ Trần Hải Nam, người đạt giải nhất giải tranh biếm họa báo chí năm nay cho biết: “ Khi nhận được đề tài của cuộc thi tôi khá phân vân, vì  thực ra đề tài nó rất là rộng. Nhưng khi tôi liên tưởng đến các loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, chú tê giác là hình ảnh lóe ra đầu tiên. Do đó, tôi nghĩ ngay đến việc môi trường, biến đổi sinh thái đã khiến chú tê giác bị biến đổi về mặt sinh lý, hình dạng của mình.  Chi tiết chiếc sừng mọc ngược chính là minh chứng vạch rõ sự tàn phá của chất độc dioxin với môi trường”.

Trước đây, tranh biếm họa đăng trên báo chỉ bằng bao diêm, bao thuốc lá làm người xem đôi khi hoa cả mắt mới hiểu được ý nghĩa của tranh thì đây là lần đầu tiên chúng được trưng bày dưới đường phố. Ý tưởng độc đáo này đã thu hút được rất đông người dân cũng như du khách nước nài tham dự.

Buổi triển lãm lần thứ 3, tranh biếm họa khổ lớn dưới đường phố chính là cơ hội để các họa sĩ thể hiện tay nghề của mình và mang nghệ thuật này tới gần công chúng hơn.

 
anh_9 - Upanh.com

Các bạn trẻ háo hức xem tranh biếm họa môi trường

Bác Phạm Tấn Phú, họa sĩ tham gia triển lãm vui vẻ chia sẻ: “ Dù năm nay tôi tham gia không nhận được giải. Nhưng tôi rất ấn tượng với ý tưởng đưa tranh biếm họa xuống hè phố. Chính điều này đã tạo điều kiện cho mọi người dân đều có cơ hội tham gia chiêm ngưỡng các tác phẩm”.

Bạn Ngọc Linh( SV trường Đại học Kiến trúc Hà Nội) chia sẻ: “Mình rất ấn tượng với các tác phẩm được trưng bày của triển lãm. Lần đầu tiên mình được tham gia triển lãm tranh dưới hè phố”.

Triển lãm gồm 100 tác phẩm xuất sắc được trưng bày, trong đó có 10 tác phẩm đoạt giải. Giải nhất thuộc về họa sĩ trẻ Trần Hải Nam lần đầu tham gia với tranh “Miếng ghép ngược”, 2 giải nhì thuộc về họa sĩ Nguyễn Hữu Lộc “Cá hóa thạch” và họa sĩ Hà Xuân Nồng với tranh Giao hưởng “Dòng sông đen”, 2 giải ba thuộc về “Ăn cả phần tương lai”, họa sĩ Đỗ Anh Dũng và  Đã nằm trong “cao hổ cốt” của họa sĩ Nguyễn Hữu Đức và 5 giải khuyến khích thuộc về: “Chúa cứu thế” của họa sĩ Phạm Thành Chung, “Giữa vòng vây” của họa sĩ Nguyễn Minh Đông, “Hãy đợi đấy” của Hồ Hữu Phúc, “Không đáy” của họa sĩ Lê Phương và cuối cùng là “bao nhiêu cho đủ?” của họa sĩ Nguyễn Đức Trí.
 
Đặng Thị Thúy Mùi

Lớp Báo mạng điện tử K.29

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN