Bát Tràng - niềm vui và những nỗi buồn…
(Sóng trẻ)- Đã 9 năm trôi qua kể từ ngày UBND thành phố Hà Nội ra quyết định tôn tạo, xây dựng Bát Tràng thành điểm du lịch làng nghề. Từ đó đến nay, đất và người Bát Tràng đã phải trải qua không ít khó khăn để giữ được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng và khẳng định vị thế của làng nghề gốm sứ lâu đời bậc nhất nước ta.
Niềm vui
Trong khi rất nhiều làng nghề truyền thống lao đao trước sức ép của kinh tế thị trường, bế tắc vì bị cạnh tranh và khủng hoảng, Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển. Nghề gốm nuôi sống hầu hết người dân trong làng: khoảng ¾ lao động của làng trực tiếp tham gia làm gốm sứ, số còn lại làm các dịch vụ liên quan như vận tải, cung ứng nguyên liệu… Đây là điều kiện quan trọng để làng nghề được duy trì, sự say mê và nhiệt tình của thế hệ con cháu với truyền thống của cha ông được giữ gìn.
Để có được thành công này, người dân Bát Tràng cũng như chính quyền các cấp đã có nhiều cố gắng Các sản phẩm được nhiều khách hàng quốc tế ưa chuộngduy trì sản xuất – kinh doanh. Nhân dân Bát Tràng rất nhanh nhạy trước sự thay đổi của công nghệ, thị trường. Từ đầu những năm 2000, khi lò nung ga xuất hiện, nhiều gia đình đã nhanh chóng học tập cách chế tạo và sử dụng lò ga, hiệu suất quá trình nung sản phẩm từ 80% tăng lên hơn 95%, nhờ đó sự ô nhiễm môi trường cũng giảm đi phần nào.
Sản phẩm cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng: bên cạnh những chất men truyền thống như men đặc, men lam, men nâu, men rạn… người Bát Tràng đã phát triển thêm loại men màu và men kết tinh, có khả năng chịu lửa, chịu nhiệt. Các loại men này giúp cho ra sản phẩm có màu sắc rực rỡ, đậm tính hiện đại, cá tính. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như đồ gốm gia dụng, đồ gốm dùng trong thờ cúng… người Bát Tràng còn chế tác nhiều vật phẩm lưu niệm xinh xắn, các sản phẩm trang trí nội thất giàu tính nghệ thuật… hấp dẫn người tiêu dùng.
Việc kinh doanh đã bài bản và có tính định hướng hơn nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước. Cùng với quyết định tôn tạo và xây dựng làng nghề du lịch Bát Tràng của UBND thành phố, các hộ trong làng đã cùng tham gia vào Hội gốm sứ của làng. Từ năm 2001 đến nay, các dự án đã dần được thực hiện nhờ sự góp sức của nhà nước và người dân: đầu tư cải tạo đường sá, điện nước, xây dựng một chợ gốm sứ có hội trường, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm với 95 gian hàng. Ngày nay, khi đến với Bát Tràng, du khách cũng không còn quá xa lạ với cụm từ chuyên nghiệp “ceramic” thay cho ba chữ “hợp tác xã” xưa kia.
Những nỗi buồn…
Nhưng Bát Tràng vẫn thiếu một cái gì đó mang tính bứt phá và tầm vóc để trở thành một làng nghề thực sự chuyên nghiệp, vững vàng trước sự thay đổi chóng mặt và khắc nghiệt của nền kinh tế thời hội nhập. Không quá khó để nhận ra cảm giác “trống vắng” đó khi đi thăm Bát Tràng. Cách làm dịch vụ của người dân nơi đây vẫn còn rất cũ, thời vụ - rất nông dân: chỉ thấy được cái lợi trước mắt, chưa thấy được bước tiến dài lâu!
Các dịch vụ du lịch kèm theo ở Bát Tràng còn yếu kém, thiếu phong phú và nhất là không có tính độc đáo. Rải rác cả làng có vài chục điểm “vuốt - nặn - vẽ” cho du khách thử sức làm gốm trên bàn xoay với giá vào cửa 10 ngàn đồng. Đi kèm với đó là tô tượng, vẽ lọ, vẽ bát – giá thành tuỳ thụôc vào vật phẩm mà khách lựa chọn. Giá cả khá phải chăng nhưng hình thức thì không mới mẻ lắm. Nài ra, khách du lịch cũng có thể ngồi xe ngựa dạo quanh làng với giá 20 ngàn đồng, hoặc “nhờ” một cô bác nào đó “tình cờ” đứng ở cổng chợ gốm dẫn đi tham quan tại xưởng với giá… 5 ngàn đồng! Phương thức sản xuất gốm và làm dịch vụ du lịch ở đây cũng còn rất “nông dân”, mạnh ai nấy làm, nên sản phẩm du lịch bị trùng lặp, rất dễ gây nhàm chán. Hạ tầng du lịch đi kèm còn yếu, nên khách chỉ đến và đi trong một buổi, cùng lắm là một ngày. Rất ít nhà hàng và gần như không có nhà nghỉ, khách sạn; nhưng quanh khu vực cổng chợ, các hàng ăn uống bình dân, không có sự quản lí về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lại mọc lên như nấm, tranh nhau chèo kéo du khách.
Bát Tràng chưa có được một đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp: có cả kiến thức chuyên môn và văn hoá du lịch. Có người vài phút trước vừa tận tình chỉ bảo khách cách vuốt, nặn; lúc sau đã to tiếng cãi vã với đồng nghiệp ngay trước mặt khách chỉ vì vài chục nghìn phí vào cửa bị thâm hụt. Người vào mua hàng được chào đón đon đả, còn người vào xin chụp ảnh, tham quan tại cửa hàng thì rất có thể nhận được cái chau mày của chủ hàng. Trái ngược thay khi ở một showroom khác, người trông hàng rất tận tình cung cấp thông tin về tình hình xuất khẩu của gia đình mình nhưng chị lại mù tịt về cách phân biệt hàng Bát Tràng và hàng Trung Quốc.
Người dân Bát Tràng vốn nhanh nhạy và năng động, đã chủ động thay đổi mặt hàng sản xuất tuỳ theo thị hiếu và tình hình thị trường mà chưa cần đến sự hoạch định, dự báo của chuyên gia nào từ phía nhà nước. Họ cũng nhiệt tình tham gia chương trình 1000 sản phẩm gốm sứ chào đón 1000 năm Thăng Long dù chưa có nguồn tài trợ từ chính quyền thành phố. Chưa kể đến việc trong số các dự án dành cho Bát Tràng, trừ một số đã thực hiện, phần nhiều vẫn còn trong tình trạng ì ạch (xây dựng cảng gốm ven sông, kế hoạch hỗ trợ giá ga, hệ thống thoát nước…).
Lần đến Bát Tràng, niềm vui thật nhiều mà nỗi buồn cũng không ít. Sau những ngõ ngách đường làng mát rượi, vẫn còn thấy những lò nung than bụi bặm ô nhiễm, rác và xỉ ngổn ngang. Đi sâu vào trong làng và qua nhiều xưởng mới biết, có nhiều sản phẩm bày bán ở chợ nhưng không hiểu vì lí do gì mà không thể tìm thấy được ở xưởng làm(?). Liệu rồi có mấy người còn muốn vượt qua con đường đê gập ghềnh, bụi bặm, trở lại làng gốm Bát Tràng lần nữa hay không ?
Niềm vui
Trong khi rất nhiều làng nghề truyền thống lao đao trước sức ép của kinh tế thị trường, bế tắc vì bị cạnh tranh và khủng hoảng, Bát Tràng vẫn tồn tại và phát triển. Nghề gốm nuôi sống hầu hết người dân trong làng: khoảng ¾ lao động của làng trực tiếp tham gia làm gốm sứ, số còn lại làm các dịch vụ liên quan như vận tải, cung ứng nguyên liệu… Đây là điều kiện quan trọng để làng nghề được duy trì, sự say mê và nhiệt tình của thế hệ con cháu với truyền thống của cha ông được giữ gìn.
Để có được thành công này, người dân Bát Tràng cũng như chính quyền các cấp đã có nhiều cố gắng Các sản phẩm được nhiều khách hàng quốc tế ưa chuộngduy trì sản xuất – kinh doanh. Nhân dân Bát Tràng rất nhanh nhạy trước sự thay đổi của công nghệ, thị trường. Từ đầu những năm 2000, khi lò nung ga xuất hiện, nhiều gia đình đã nhanh chóng học tập cách chế tạo và sử dụng lò ga, hiệu suất quá trình nung sản phẩm từ 80% tăng lên hơn 95%, nhờ đó sự ô nhiễm môi trường cũng giảm đi phần nào.
Sản phẩm cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng: bên cạnh những chất men truyền thống như men đặc, men lam, men nâu, men rạn… người Bát Tràng đã phát triển thêm loại men màu và men kết tinh, có khả năng chịu lửa, chịu nhiệt. Các loại men này giúp cho ra sản phẩm có màu sắc rực rỡ, đậm tính hiện đại, cá tính. Bên cạnh các mặt hàng truyền thống như đồ gốm gia dụng, đồ gốm dùng trong thờ cúng… người Bát Tràng còn chế tác nhiều vật phẩm lưu niệm xinh xắn, các sản phẩm trang trí nội thất giàu tính nghệ thuật… hấp dẫn người tiêu dùng.
Việc kinh doanh đã bài bản và có tính định hướng hơn nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước. Cùng với quyết định tôn tạo và xây dựng làng nghề du lịch Bát Tràng của UBND thành phố, các hộ trong làng đã cùng tham gia vào Hội gốm sứ của làng. Từ năm 2001 đến nay, các dự án đã dần được thực hiện nhờ sự góp sức của nhà nước và người dân: đầu tư cải tạo đường sá, điện nước, xây dựng một chợ gốm sứ có hội trường, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm với 95 gian hàng. Ngày nay, khi đến với Bát Tràng, du khách cũng không còn quá xa lạ với cụm từ chuyên nghiệp “ceramic” thay cho ba chữ “hợp tác xã” xưa kia.
Những nỗi buồn…
Nhưng Bát Tràng vẫn thiếu một cái gì đó mang tính bứt phá và tầm vóc để trở thành một làng nghề thực sự chuyên nghiệp, vững vàng trước sự thay đổi chóng mặt và khắc nghiệt của nền kinh tế thời hội nhập. Không quá khó để nhận ra cảm giác “trống vắng” đó khi đi thăm Bát Tràng. Cách làm dịch vụ của người dân nơi đây vẫn còn rất cũ, thời vụ - rất nông dân: chỉ thấy được cái lợi trước mắt, chưa thấy được bước tiến dài lâu!
Các dịch vụ du lịch kèm theo ở Bát Tràng còn yếu kém, thiếu phong phú và nhất là không có tính độc đáo. Rải rác cả làng có vài chục điểm “vuốt - nặn - vẽ” cho du khách thử sức làm gốm trên bàn xoay với giá vào cửa 10 ngàn đồng. Đi kèm với đó là tô tượng, vẽ lọ, vẽ bát – giá thành tuỳ thụôc vào vật phẩm mà khách lựa chọn. Giá cả khá phải chăng nhưng hình thức thì không mới mẻ lắm. Nài ra, khách du lịch cũng có thể ngồi xe ngựa dạo quanh làng với giá 20 ngàn đồng, hoặc “nhờ” một cô bác nào đó “tình cờ” đứng ở cổng chợ gốm dẫn đi tham quan tại xưởng với giá… 5 ngàn đồng! Phương thức sản xuất gốm và làm dịch vụ du lịch ở đây cũng còn rất “nông dân”, mạnh ai nấy làm, nên sản phẩm du lịch bị trùng lặp, rất dễ gây nhàm chán. Hạ tầng du lịch đi kèm còn yếu, nên khách chỉ đến và đi trong một buổi, cùng lắm là một ngày. Rất ít nhà hàng và gần như không có nhà nghỉ, khách sạn; nhưng quanh khu vực cổng chợ, các hàng ăn uống bình dân, không có sự quản lí về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lại mọc lên như nấm, tranh nhau chèo kéo du khách.
Bát Tràng chưa có được một đội ngũ làm du lịch chuyên nghiệp: có cả kiến thức chuyên môn và văn hoá du lịch. Có người vài phút trước vừa tận tình chỉ bảo khách cách vuốt, nặn; lúc sau đã to tiếng cãi vã với đồng nghiệp ngay trước mặt khách chỉ vì vài chục nghìn phí vào cửa bị thâm hụt. Người vào mua hàng được chào đón đon đả, còn người vào xin chụp ảnh, tham quan tại cửa hàng thì rất có thể nhận được cái chau mày của chủ hàng. Trái ngược thay khi ở một showroom khác, người trông hàng rất tận tình cung cấp thông tin về tình hình xuất khẩu của gia đình mình nhưng chị lại mù tịt về cách phân biệt hàng Bát Tràng và hàng Trung Quốc.
Người dân Bát Tràng vốn nhanh nhạy và năng động, đã chủ động thay đổi mặt hàng sản xuất tuỳ theo thị hiếu và tình hình thị trường mà chưa cần đến sự hoạch định, dự báo của chuyên gia nào từ phía nhà nước. Họ cũng nhiệt tình tham gia chương trình 1000 sản phẩm gốm sứ chào đón 1000 năm Thăng Long dù chưa có nguồn tài trợ từ chính quyền thành phố. Chưa kể đến việc trong số các dự án dành cho Bát Tràng, trừ một số đã thực hiện, phần nhiều vẫn còn trong tình trạng ì ạch (xây dựng cảng gốm ven sông, kế hoạch hỗ trợ giá ga, hệ thống thoát nước…).
Lần đến Bát Tràng, niềm vui thật nhiều mà nỗi buồn cũng không ít. Sau những ngõ ngách đường làng mát rượi, vẫn còn thấy những lò nung than bụi bặm ô nhiễm, rác và xỉ ngổn ngang. Đi sâu vào trong làng và qua nhiều xưởng mới biết, có nhiều sản phẩm bày bán ở chợ nhưng không hiểu vì lí do gì mà không thể tìm thấy được ở xưởng làm(?). Liệu rồi có mấy người còn muốn vượt qua con đường đê gập ghềnh, bụi bặm, trở lại làng gốm Bát Tràng lần nữa hay không ?
Đỗ Ngọc Bích
Lớp Báo mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận