“Trẻ vui nhà, già vui chùa”

(Sóng trẻ) - Với tuổi già, khi mọi buồn vui của kiếp nhân sinh lùi dần, khi đến tuổi đựơc nghỉ ngơi thì chùa chiền là chốn tĩnh tâm, là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh đầy bổ ích.

“Trẻ vui nhà, già vui chùa”, lời răn dạy của dân gian từ lâu đã mang lại một cách sống tốt đẹp cho người dân Việt Nam. Đền chùa là những biểu tượng thiêng liêng hướng con người về với cái thanh tao, cái bí ẩn nhưng cao thượng và đẹp đẽ.

Với người già, sau khi đã đi gần hết cuộc hành trình gian nan đầy bão táp của cuộc mưu sinh, họ muốn hòa mình vào không gian thiêng liêng của những ngôi đền chùa để tâm hồn được bình an, thanh thản, hướng vào cõi tâm linh trong sáng và lương thiện.

72ed3062f_anh1.jpg
Chùa Trấn Quốc (nguồn: Phatgiao.org.vn)

Những ngôi chùa lặng lẽ khép mình vào hình sông thế núi, trầm mặc và nhẹ nhàng bên một góc làng cũng giống như khi bước sang cái tuổi mùa thu của cuộc đời, con người ta không còn thấy sự gấp gáp, vội vã của tuổi trẻ mà thay vào đó là sự trầm lặng và suy tư hơn. Đây là thời điểm để người ta nhìn lại cả cuộc đời mình và cũng chính là khi họ tìm được niềm vui của cuộc sống nơi thiền môn. Họ hiểu rằng, cuộc sống nơi thiền môn tuy đạm bạc mà không chán, có cái nét đẹp đơn giản mà thâm thúy.

Cụ bà Nguyễn Thị Thẫm – 75 tuổi, sống tại Phố Chùa Hà, cứ đều đặn sáng nào cũng vậy, cụ đều ra ngôi chùa gần nhà thắp nhang và quét dọn sân chùa. Niềm vui với cụ là gia đình con cháu được khỏe mạnh và cụ được làm cái công việc mà mình yêu thích. Tuần rằm, mùng một hàng tháng cụ lại cùng các cụ khác trong chùa dâng hương lễ phật và nấu đồ chay cho các cháu nhỏ bị gia đình bỏ rơi sống nhờ nơi cửa Phật. 

Không chỉ có những người nhiều tuổi như cụ Thẫm mới đi chùa mà bà Lê Thị Hồi đang ở độ tuổi 55, là một giáo viên vừa nghỉ hưu cũng đã tìm thấy được niềm vui nơi cửa chùa. Bà đã không cảm thấy cô đơn, không cảm thấy bị gạt ra nài xã hội khi vừa mới về hưu. Bà không giấu nổi sự xúc động khi được hỏi về niềm vui của tuổi già:“Đi lễ chùa,lễ hội người khoan khoái hẳn lên, tôi thích múa sênh tiền, được đồng nào lại giúp người nghèo, cảm thấy mình còn sống có ích, không phải về hưu mà mất hết giao lưu xã hội. Đúng là già vui bạn già. Tôi không thấy buồn”.

Bà Phùng Thị Lan, 60 tuổi đã cảm nhận được sự chuyển động tâm thức sau mỗi lần đến chùa chiền: “Mỗi khi đi chùa về, tôi thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm lâng lâng, quên hết những buồn lo, khúc mắc trong nhà”.

72ed3062f_anh2.jpg
Cụ bà Phùng Thị Lan

Còn với các cụ ông, chùa cũng được coi như một nơi để tụ họp bạn bè già, là nơi khơi nguồn cảm hứng cho những bài thơ của tổ hưu trí, và còn là nơi các cụ cùng nhau tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe. Cụ Nguyễn Đình Trung trước kia đã có một khoảng thời gian dài công tác tại Bưu điện thành phố nay đã nghỉ hưu, cứ đều đặn mỗi buổi chiều cụ lại ra chùa gặp bạn bè ngâm mấy câu thơ và đi bộ cho tâm hồn thư thái. 

72ed3062f_anh3.jpg
Các cụ ông trò chuyện, làm thơ sôi nổi tại Chùa Láng

Thấy các cụ trò chuyện vui vẻ mà lòng mình cũng cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng quá! Tất cả đều vô tư, hiền hòa. Có lẽ chính chùa, chính các cụ đã phần nào giúp cho con người ta cân bằng lại cái cuộc sống hối hả, xô bồ ngày nay để có một chút lắng đọng tĩnh lại trong tâm hồn.

Thiết nghĩ, có thể các cụ đã tiếp cận với thế giới tâm linh để trong tâm thức luôn tràn ngập cảm giác bình yên, không còn tham, sân, si theo đuổi. Và chính các cụ đã giúp chúng ta hiểu giá trị của các ngôi chùa, đền miếu ở Việt Nam:

“Mái chùa che chở hồn dân tộc 
   Nếp sống muôn đời với tổ tông”.

                                                                       
Trần Thị Thu Trang 
Lớp Phát thanh K31
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN