Vai trò của sinh viên trong việc khuyến khích và bảo vệ nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam

(Sóng Trẻ) - Ngày 8/11, hội thảo “Vai trò của sinh viên trong việc khuyến khích và bảo vệ nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam” đã diễn ra tại Hội trường D201 – ĐH Nại Thương (91 Chùa Láng – Hà Nội). Chương trình do MPA (Hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ) và Đoàn thanh niên ĐH Nại thương (FYU) phối hợp tổ chức.

Kỷ nguyên số đã thay đổi mọi mặt trong cuộc sống của con người: cách chúng ta giao tiếp, sinh hoạt, lao động và giải trí. Nền công nghiệp phát triển hiện đại, xã hội càng văn minh thì nhu cầu giải trí của con người càng tăng cao, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Điện ảnh chính là một phương thức giải trí phổ biến trong xã hội, người người nhà nhà, chỉ cần với chiếc TV hoặc thiết bị kết nối Internet là đã có thể xem những bộ phim yêu thích. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ bản quyền của các tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. 

Hội thảo đưa ra vấn đề tôn trọng bản quyền của các tác phẩm điện ảnh trong nước và quốc tế, khuyến khích và bảo vệ sự phát triển của cộng đồng những người làm điện ảnh ở Việt Nam và nâng cao ý thức của thế hệ trẻ Việt Nam với việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Phát biểu tại hội thảo, ông Đỗ Duy Anh (Phó cục trưởng cục Điện ảnh) chia sẻ: “Tôn trọng quyền tác giả là vấn đề tất yếu để khích lệ sự sáng tạo của nghệ sĩ. Nhà nước đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền tác giả. Sinh viên là những người đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu biết, thực hiện và tuyên truyền quyền tác giả rộng rãi tới mọi người. Toàn xã hội cần chung sức để Việt Nam có thể tiếp cận với thế giới công bằng hơn, văn minh hơn.”

0372e61ab_anh1.jpg

Đông đảo các bạn trẻ từ các trường ĐH khác nhau tới tham dự hội thảo


Cũng trong buổi hội thảo, ông Frank Rittman (Phó Chủ tịch Cao cấp MPA) cho biết: Việt Nam và các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia… là những nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền tác phẩm điện ảnh cao nhất thế giới. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự lỏng lẻo trong khâu quản lý các trang web xem phim online, người dân không có ý thức về Luật Sở hữu trí tuệ, cũng như hình thức phạt đối với các trường hợp vi phạm bản quyền phim chưa đủ mạnh để có thể ngăn chặn việc đánh cắp và chia sẻ tài nguyên điện ảnh bất hợp pháp.

Ông còn cung cấp một thông tin mà có lẽ ít ai biết được - kể cả những người nhiều kinh nghiệm nhất trong ngành điện ảnh - đó là cách đây 10 năm doanh thu của điện ảnh Việt Nam là 2 triệu USD/năm, còn năm 2010 là 26 triệu USD. Như vậy là trong 10 năm, doanh số điện ảnh tăng gấp 13 lần! Vấn đề là doanh số ấy vào đâu, có tác dụng tái đầu tư hay thúc đẩy điện ảnh Việt Nam như thế nào thì chưa có lời giải đáp.

0372e61ab_anh2.jpg

Ông Frank Rittman trăn trở với nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam

Trả lời cho những trăn trở của ông Frank Rittman, ông Christian (đại diện hãng phim Paramount Picture) phát biểu: “Tại Trung Quốc và Hàn Quốc, chúng tôi đã học được những bài học kinh nghiệm về việc phân phối phim ảnh qua kênh kĩ thuật số, từ mức lợi nhuận là 0 đi tới con số kỉ lục. Cùng chung một thể chế kinh tế, Việt Nam là một thị trường tiềm năng mà chúng tôi đang hướng tới. Chúng tôi đã nhận thấy rất nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường có tỉ lệ dân số trẻ, sẵn sàng hòa nhập với văn hóa thế giới này. Tuy nhiên, một trong các thách thức khi tiếp xúc với thị trường Châu Á là vấn đề bảo vệ quyền tác giả. Chúng tôi cần sự hỗ trợ từ MPA, Bộ VH-TT-DL Việt Nam… và phụ thuộc rất nhiều vào ý thức người xem, đặc biệt là các bạn sinh viên – thế hệ trẻ của xã hội.”

0372e61ab_anh3.jpg

Ông Christian khẳng định Việt Nam là một thị trường tiềm năng

Các khách mời của chương trình là nghệ sĩ Tự Long, nhạc sĩ Quốc Trung, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên, đạo diễn Đào Thanh Hưng… mang đến cái nhìn chính xác về các công đoạn làm phim, góc khuất sau sân khấu, hậu trường điện ảnh… và giải đáp thắc mắc của các bạn sinh viên về vai trò của sinh viên đối với sự phát triển của nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam.

Những hoạt động khác của hội thảo bao gồm trình chiếu những bộ phim ngắn được giải TROPFEST (Festival phim ngắn lớn nhất thế giới), Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ trao học bổng cho sinh viên trường ĐH Nại Thương, lập ra các nhóm thảo luận về Ngành công nghiệp điện ảnh và sự đóng góp của ngành công nghiệp này với xã hội, Thế hệ trẻ Việt Nam và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và trao thưởng cho người chiến thắng cuộc thi làm phim về đề tài bảo vệ bản quyền. 50 bạn sinh viên may mắn tham dự chương trình đã nhận được vé xem phim miễn phí tại hệ thống rạp chiếu phim MEGASTAR.

Hội thảo về bản quyền phim Hollywood đã mang đến cái nhìn mới về lĩnh vực này, nâng cao nhận thức cho sinh viên về sự cần thiết phải bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ, cũng như việc đẩy mạnh sự hiểu biết về giá trị của “Quyền Sở hữu trí tuệ” ở Việt Nam. 

Hoàng Ngân

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN