“Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm” - nền tảng cho phóng viên mảng văn hóa

(Sóng trẻ) - “Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm” - công trình nghiên cứu của Giáo sư Trần Quốc Vượng luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu cho những sinh viên báo chí muốn trở thành nhà báo phụ trách chuyên mục văn hóa.

Giáo sư Trần Quốc Vượng là một nhà sử học, khảo cổ học, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu văn hóa hàng đầu Việt Nam. Ông được xem là một trong “tứ trụ” của nền sử học Việt Nam đương đại cùng với ba giáo sư còn lại là Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê và Hà Văn Tấn. Cả cuộc đời nghiên cứu của mình, ông đã có hàng trăm bài báo khoa học đăng trên các tạp chí nghiên cứu trong và nài nước.

“Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và suy ngẫm” (2000) là một trong ba tác phẩm nằm trong cụm công trình Văn hóa Việt Nam có tên “Truyền thống và Hiện đại”. Cụm công trình này đã được Chủ tịch nước ký quyết định trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về Khoa học – Công nghệ .

Giáo sư Trần Quốc Vượng cho biết: “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm” là một trong những cuốn sách chuyên đề “có vẻ chuyên môn hơn” bên cạnh vài chục cuốn sách đã được in ấn trong và nài nước. Cuốn sách dày gần 1000 trang bao gồm những bài báo khoa học, những công trình nghiên cứu mà ông đã công bố trên các tạp chí, tạp san, báo tháng, báo tuần trong một khoảng thời gian dài.

927479f10_untitled.jpg
Sách "Văn hóa Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm"

Bố cục của cuốn sách gồm 6 phần: "Những vấn đề chung", "Diễn trình văn hóa", "Văn hóa dân gian", "Nghệ thuật, Ứng xử" và cuối cùng là "Danh nhân". Trong đó phần "Văn hóa dân gian" và "Danh nhân" có dung lượng nhiều nhất. Điều đó chứng tỏ: bên cạnh vai trò là một nhà Văn hóa học, Giáo sư Trần Quốc Vượng còn là một cậy đại thụ về nghiên cứu lịch sử.

Trong thực tế đời sống Văn hóa của Việt Nam hiện nay, phóng viên thường xuyên phải viết về vấn đề liên quan đến lễ hội truyền thống, văn hóa ẩm thực. Để cung cấp những kiến thức vế khía cạnh này, phóng viên Văn hóa hoàn toàn có thể tìm hiểu thông qua những trang viết trong “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”. Ở đây Giáo sư Trần Quốc Vượng đã chỉ ra một cái nhìn tổng thể về lễ hội cũng như trò chuyện về bếp núc và văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Vấn đề về sân khấu, âm nhạc cũng được ông khai thác thông qua các bài nghiên cứu trong cuốn sách. Theo ông, sân khấu có thể chia thành ba mô hình “Theo đặc trưng trình diễn, có thể gọi là mô hình diễn xướng (nài trời, phi kịch bản), mô hình ca kịch truyền thống (tuồng, chèo) và mô hình sân khấu hiện đại (có kịch bản, có sân khấu cố định)” (Trang 453). Còn âm nhạc có thể sắp xếp theo ba mô hình là “Mô hình Đông Sơn hay mô hình Trống Đồng, mô hình Đại Việt hay mô hình Bát âm, mô hình hiện đại hay mô hình Nhạc viện” (trang 454).

“Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm” sẽ là một trong những hành trang hữu ích cho các sinh viên báo chí yêu thích mảng văn hóa.

Lê Quang Đức
Báo mạng điện tử K32





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN