“Vào chung ra riêng” trong đổi mới đào tạo tại Trường Báo

(Sóng trẻ)-“Chung chuyên ngành”, “Chung điểm đầu vào, “Học chung 2 năm” là những điểm mới trong đổi mới đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2016. 

Đây là hình thức đào tạo đã từng có ở Học Viện Báo chí và Tuyên truyền áp dụng từ khóa 22 trở về trước. Tất cả mọi sinh viên đều học chung với nhau 2 năm đại cương sau đó mới dựa vào kết quả học tập để phân chia chuyên ngành phù hợp.

Theo PGS.TS Lưu Văn An - Phó Giám đốc Học Viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định mục đích của việc lặp lại hình thức đào tạo đã từng có xuất phát từ mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội và phù hợp với lợi ích của sinh viên. 

6ef89c511_1.png
PGS.TS Lưu Văn An-Phó Giám đốc Học Viện Báo chí và Tuyên truyền cởi mở chia sẻ về chương trình đào tạo mới.

Thầy chia sẻ rằng: “Ngay từ năm đầu chọn chuyên ngành, có thể sinh viên chưa hiểu rõ về chuyên ngành mình theo học, hơn thế nữa, sau 4 năm tình hình xã hội đã thay đổi nhiều, có em muốn thay đổi chuyên ngành cũng không được. Đã có tình trạng vì không yêu thích chuyên ngành mà sinh viên không có động lực phấn đấu. Điều này cũng phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ, sinh viên có nhiều cơ hội xây dựng kế hoạch học tập-học nhanh hoặc học chậm hơn 4 năm.”

Điểm khác trong chương trình đào tạo này so với hình thức đào tạo 14 năm trở về trước là thời gian thực hành, thực tập sẽ nhiều hơn, các môn học bám sát thực tiễn hơn. Sau khi học các môn kiến thức chung (kiến thức giáo dục đại cương và cơ sở ngành) sinh viên được chọn chuyên ngành, đồng thời có thể học hai chuyên ngành đồng thời. Chương trình được thiết kế theo hướng tích hợp kiến thức, hướng tới mục tiêu ra trường các sinh viên có thể làm được nhiều việc, đáp ứng nhu cầu báo chí hội tụ hiện nay.

TS Nguyễn Thị Thu Thủy-Phó trưởng ban phụ trách Tuyển sinh và Quản lý chương trình tại Học Viện Báo chí và Tuyên truyền nói rõ hơn về điểm mới, điểm nổi bật trong kế hoạch đào tạo này: “Các môn tự chọn nhiều hơn. Sau khi học xong các môn báo chí, các em có thể lựa chọn các môn bổ trợ về một lĩnh vực nào đó: kinh tế, chính trị, xây dựng đảng, công tác tư tưởng, văn hóa… Ra trường, các em không chỉ có kiến thức, kỹ năng báo chí truyền thông, mà còn am hiểu một lĩnh vực khác nữa.”

Nếu chương trình đào tạo này được áp dụng, có thể 2 khoa Báo chí và khoa Phát thanh-Truyền hình sẽ sát nhập lại với nhau trở thành một khoa chung. Thuận lợi là một bộ máy điều hành sẽ thống nhất, phát huy nguồn lực tổng hợp của đội ngũ cán bộ giảng viên. Khó khăn là hiện nay quan điểm của hai khoa còn khác nhau trong cách tiếp cận vấn đề đào tạo báo chí đa phương tiện. Tâm lý chung là để hai khoa cùng tồn tại thì dễ hoạt động, dễ quản lý hơn. Trước mắt Ban Giám đốc Học viện chưa đưa áp dụng chương trình học đối mới, chỉ yêu cầu hai khoa phải bàn bạc, thảo luận kỹ chương trình mới, cùng hợp tác, phối hợp trên cơ sở lợi ích chung để nâng cao chất lượng đào tạo.

ThS Lê Thị Thanh Xuân-Giảng viên tại khoa Phát thanh-Truyền hình nói lên ý kiến của mình: “Việc đào tạo theo hình thức mới nhằm thuận lợi cho sinh viên khi đăng ký học tín chỉ. Nhà trường tiết kiệm được lớp học, cơ sở vật chất, giảng viên. Nài ra 2 năm học xong các môn cơ sở ngành mới biết mình thích gì và phấn đấu thi vào chuyên ngành nào để Nhà trường sắp xếp cho phù hợp. Nhưng việc đào tạo này cũng đặt ra vấn đề các em sẽ tập trung vào những chuyên ngành hot như Báo truyền hình, Báo mạng mà ít người đăng ký Báo phát thanh, Báo in. Điều này cần phải có một sự xem xét kỹ lưỡng của Ban Giám đốc và Phòng Đào tạo”

Hiện nay cơ sở vật chất của Học viện chưa đáp ứng được yêu cầu theo mô hình học mới. Trên cơ sở điều kiện đang có, Học viện sẽ cố gắng bố trí các lớp học tín chỉ phù hợp. Quy mô không quá lớn nhưng cũng sẽ xây dựng một số hội trường có sức chứa trên 100 sinh viên. Việc xây thêm giảng đường là nhu cầu cấp bách, nhưng chưa thể giải quyết ngay do vấn đề kinh phí.

6ef89c511_2.png
Cơ sở vật chất của Học viện cần nâng cấp với hệ thống giảng đường có sức chứa lớn phù hợp với phương pháp dạy và học mới (Ảnh: Internet)

Việc thay đổi này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, để các sinh viên được học chuyên ngành mình yêu thích, phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân. Hy vọng biện pháp này sẽ giúp sinh viên học tập tốt hơn, Học viện tăng thêm uy tín đối với xã hội, xứng đáng là cơ sở đào tạo trọng điểm quốc gia.

Vũ Quỳnh Khánh Linh
K33-Báo chí Đa phương tiện




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN