Về Canh Nậu đi săn chuột đồng


(Sóng Trẻ) - Bên cạnh nghề mộc nổi tiếng, xã Canh Nậu (Thạch Thất, Hà Nội) còn có những cánh đồng lúa bạt ngàn với những ổ chuột đồng san sát. Cứ sau mỗi vụ hè thu, người dân Canh Nậu lại kéo nhau ra đồng săn chuột. Thịt chuột đồng đã trở thành một món đặc sản của nơi đây. 

Vụ hè thu vừa đi qua, trên đồng trơ lại những gốc lúa còn chưa héo. Vụ mùa năm nay theo đánh giá của dân làng không bội thu như các vụ xuân hè và thu đông. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm chuột đồng được no say “dự tiệc thóc vãi” trên đồng, cũng là lúc người dân Canh Nậu kéo nhau ra đồng săn chuột.

Canh Nậu có nghĩa là “cày bừa”, hàm ý là chỉ ngôi làng lấy nông làm gốc. Phát triển cây lúa từ xưa đến nay, nhân dân đã sớm biết đến chuột đồng và nó trở thành đặc sản tự bao giờ cũng không hay. 

Tôi có may mắn được một lần theo chân “dân lúa” đi săn chuột. Buổi trưa là lúc thích hợp nhất để đi săn chuột, người dân đã được ăn uống và nghỉ ngơi sau buổi sáng ra đồng, cũng là lúc chuột trú ngụ trong hang. Thường thì đàn ông trong một đại gia đình sẽ hẹn nhau và cùng tập trung đi bắt chuột.

Đúng 11 giờ, gia đình chú Tăng, trú tại thôn 1, Canh Nậu tấp nập chuẩn bị những dụng cụ đơn giản là xô, cuốc, thuổng, rọ đựng (tiếng địa phương là “rọng”), nước uống và cả một chú chó biết săn chuột. Con đường đất chạy ven cánh đồng trở nên nhộn nhịp lạ thường.

07e313deb_anh_1_4.jpg

Cả gia đinh tập trung trên bờ ruộng tìm hang chuột

Địa điểm săn chuột thích hợp là nơi không những có hang chuột mà còn phải có nước. Theo chia sẻ của anh Ban (26 tuổi, thôn 1) thì hang có chuột là hang miệng tròn, xung quanh không có mạng nhện và có thể có phân chuột.

Sau khi đã tìm được hang có chuột, người ta sẽ dùng cuốc và thuổng đào sâu vào trong hang khoảng 20-30cm, rồi dùng rọng hứng ở miệng hang, những hang xung quanh sẽ được bít kín lại bằng đất để tránh chuột chạy thoát bằng cửa hang khác. 

c3a2c3f85_anh_2_6.jpg

Cuốc sâu vào trong hang và chuẩn bị rọng để nài cửa hang

Tiếp đến người dân sẽ dùng xô múc nước từ dưới ao, mương đổ cho đến khi nước tràn ra nài miệng hang. Công việc chuẩn bị đã hoàn tất, chỉ cần đợi 2,3 phút là chuột sẽ phải chui ra nài và “sập bẫy”.

c3a2c3f85_anh_3_6.jpg

Anh Ban đổ xô nước vào hang chuột để đợi chuột sặc nước chạy ra

Nếu chú chuột nào may mắn thoát được, thì ngay lập tức, chú chó “biết săn chuột” sẽ lao đến vồ ngay tức khắc. Tuy nhiên, nếu để chuột bị chết, thịt chuột sẽ khó chế biến và không nn. Mỗi chú chuột bị bắt, ngay sau đấy sẽ phải bị bẻ răng, để phòng cắn người dân.

c3a2c3f85_anh_4_5.jpg

Chuột sau khi bị bắt sẽ phải bẻ răng

Chú Tăng , mồ hôi đẫm áo nhưng nụ cười rạng rỡ đầy hứng khởi trên khuôn mặt sạm đen, chia sẻ: “Chuột đồng mùa này béo lắm, lại nhiều nữa, ăn thì nn phải biết. Giá chuột nài chợ khoảng 70 -80.000 1 kg, mà giá ở nhà hàng còn đắt hơn nhiều nhé. Chuột đồng không bắt thì chúng sinh sản nhanh lắm, vụ mùa sau sẽ thất thu. Gia đình chú bắt chuột về để cả gia đình cùng nhau ăn vừa vui vừa sướng chứ chẳng bán làm gì".

Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, số lượng chuột săn được đã lên đến 6kg. Những chú chuột đồng chắc mẩy được “tập kết” vào trong rọ tre để chờ người đem về chế biến.

c3a2c3f85_anh_5_6.jpg

Rọ đầy chuột sau gần 2 tiếng đi bẫy

Ở nhà, phụ nữ nấu nước sôi sẵn để sơ chế chuột. Chuột được cạo lông sạch sẽ, sau đó được bóp muối, chặt bỏ đuôi, chân và đầu, rồi mổ để bỏ nội tạng. Chuột chết trước khi được sơ chế sẽ khó làm hơn, lông những con chuột này cạo thường không sạch hết hẳn.  

0321e3aa1_anh_6_6.jpg

Chuột được thả vào xô rồi rót nước sôi vào chuẩn bị làm sạch lông

0321e3aa1_anh_7_1_1.jpg

Cảnh làm lông chuột

Bác Phượng, 50 tuổi, quê ở Từ Liêm, là dâu trưởng trong gia đình cho biết: “Mỗi lần sau vụ mùa là lúc cả nhà được ăn thịt chuột, đây là đặc sản ở đây đấy. Thịt chuột vừa nn vừa bổ, muốn làm dâu Canh Nậu, trước hết phải ăn được thịt chuột". Bác cười lớn và cho biết thêm, chuột chế biến được rất nhiều món, như chuột luộc vởi sả chấm tương gừng, chuột thui, chuột nướng, chuột xào lăn… Món nào cũng nn và có đặc trưng riêng của nó.

0321e3aa1_anh_8_4.jpg

Đĩa chuột nướng hấp dẫn khó từ chối

Thịt chuột mềm và ngậy. Chuột nướng vàng ruộm, thơm lừng mùi thịt khó cưỡng quyện với hương thơm mát của lúa đồng quê. 

Ở đâu có lúa… ở đó có chuột. Mùa lúa bội thu cũng là mùa chuột “bội sinh”, nhưng mùa lúa thất bát cũng là do chuột nhiều cắn phá. Thịt chuột đồng vừa ăn nn vừa diệt được mầm họa phá mùa lúa sau. Từ đó, thói quen săn chuột đồng dần hình thành tại Canh Nậu sau mỗi mùa thu hoạch lúa. Năng suất lúa cũng được đảm bảo và tăng cao trông thấy. 

Theo chân người dân Canh Nậu đi săn chuột và được thưởng thức món chuột đồng “chính hiệu” mới thật sự nhận thấy hồn quê Việt đẹp biết bao nhiêu, giản dị biết bao nhiêu. Giá trị của hạt lúa, của chuột đồng và của người dân quê càng được khẳng định và nét đẹp chất phác ấy cứ theo ta cùng năm tháng.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN