Vì sao người Việt không thích xếp hàng?

(Sóng Trẻ) - Hiện nay, không hiếm những câu chuyện, những bài báo viết về những thói quen xấu trong văn hoá xếp hàng của người Việt, những câu chửi bởi, xô xát thậm chí phải nhập viện chỉ vì “nhắc nhở xếp hàng”.
ee48e75db_bia_vinh_101.png

Qúa nhiều sự “lệch chuẩn” về văn hóa xếp hàng

Văn hoá xếp hàng ngày nay không chỉ là biểu tượng của sự công bằng xã hội mà còn là thước đo đánh giá con người. Một con người có văn hoá sẽ luôn có cách ứng xử đúng đắn và biết xếp hàng ở những nơi công cộng. Thế nhưng, lại có quá nhiều ví dụ nổi cộm trong năm vừa qua về sự “lệch chuẩn” của thước đo đánh giá con người.

Một ví dụ đau lòng gần đây nhất về văn hoá xếp hàng được nhắc đến khi một người đàn ông tên Đào Quang Tiến, ở phố Bùi Xương Trạch (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) đánh người phụ nữ tên Linh chỉ vì bị nhắc nhở xếp hàng rút tiền ở cây ATM kết quả là chị Linh phải nhập viện điều trị.

Thói xấu này không phải bây giờ mới thấy mà chúng ta vẫn thường xuyên thấy cảnh chen lấn ngang mặt ở những nơi công cộng. Tại sao những người lớn lại có những cách hành xử như vậy và bao giờ văn hóa ứng xử nơi công cộng của một số người Việt của chúng ta mới chịu thay đổi?

Chúng ta hẳn còn nhớ về một cậu bé 9 tuổi người Nhật Bản cách đây mấy năm về trước, khi ấy cậu bé là nạn nhân trong trận thiên tai đang đứng xếp hàng chờ phát thực phẩm, trên người chỉ có một chiếc áo thun và quần cộc trong khi trời rất lạnh.

Đây là câu chuyện luôn nhắc nhở người Việt chúng ta hãy luôn học cách xếp hàng của người Nhật, một quốc gia được đánh giá rất cao về văn hoá xếp hàng, chính ý thức của mỗi con người đến việc nước Nhật ngày nay được cả thế giới nhắc đến đầu tiên khi nói đến văn hoá xếp hàng.

Quay trở lại với văn hoá xếp hàng tại Việt Nam, chúng ta cần làm gì để khắc phục những điểm sai trong ý thức và việc xếp hàng của mỗi người tại nơi công cộng?

Công bằng xã hội ngay ở trong văn hóa xếp hàng

“Văn hóa xếp hàng chính là biểu tượng thể hiện rõ nhất của sự công bằng trong xã hội. Chỉ khi xếp hàng, tất cả mọi người mới đạt được nhu cầu một cách hài lòng nhất. Ai đến trước người đó được trước, đó là điều đương nhiên và được mọi người chấp nhận. Nhưng có vẻ Việt Nam không có văn hóa xếp hàng, nó thể hiện qua hình ảnh chen lấn ở các bến xe, bến tàu, chen lấn khi xếp hàng thực hiện các thủ tục hành chính, khám chữa bệnh ở bệnh viện và nộp hồ sơ vào trường học cho con cái”, PGS.TS ngành Văn học Nguyễn Hoàng Ánh - Nguyên Trưởng khoa Viết văn, Báo chí – ĐH Văn Hóa Hà Nội nói.

3204d2a8d_bai_vinh02.png

Đồng quan điểm, PGS. TS Ngô Văn Giá bày tỏ: "Phải xem việc xếp hàng như một giá trị cần tôn vinh và theo đuổi thì khi đó xếp hàng mới được gọi là có văn hóa. Ở Việt Nam, việc xếp hàng chỉ thực sự diễn ra khi có một sự bắt buộc hoặc có chung một cảm xúc thiêng liêng như viếng thăm Lăng Chủ tịch”.

ee48e75db_bai_vinh03.png

Khi được hỏi về nguyên nhân dẫn đến sự mất văn hoá khi xếp hàng của người Việt, Nhà báo Kim Ngân chia sẻ :"Người Việt không hình thành được thói quen xếp hàng có lẽ phần lớn là do gia đình. Tôi nhớ có một lần khi đi xe bus tại Việt Nam, một bà cụ đã nói với tôi nhường ghế cho cháu trai của bà, khi đó cậu bé đã 10 tuổi. Tôi nói, tôi có thể nhường nhưng là cho bà chứ không phải cho cậu bé ấy. Và bà đã tỏ ra rất khó chịu. Điều gì sẽ xảy ra nếu trên xe xuất hiện một bà cụ khác? Liệu cậu bé ấy có sẵn sàng nhường chỗ cho bà cụ ấy hay không? Hãy tạo dựng thói quen xếp hàng từ những việc làm nhỏ nhất”.  

3204d2a8d_bai_vinh01.png

Một vài góc độ khác chúng tôi tin rằng nguyên nhân dẫn đến không có văn hóa khi xếp hàng bắt đầu từ Tâm lý xếp hàng - Nguyên nhân chính gây ra cảm giác mệt mỏi khi đứng đợi, một người khi xếp hàng cảm thấy họ mất quá nhiều thời gian chết, cảm giác đợi chờ khiến họ bức bách khó chịu hơn. Hơn thế một phần cũng ăn sâu từ trong văn hoá khi mà một bộ phận người Việt chỉ mong muốn những lợi ích cá nhân lên đầu, không nghĩ cho những người khác hay xã hội…

Và một câu hỏi đặt ra đó là làm sao để mọi người đỡ cảm thấy mệt mỏi khi phải chờ đợi trong lúc xếp hàng, cho mọi người thấy được những nét đẹp khi chúng ta xếp hàng ở nơi công cộng.

Nhóm Nguyễn Đức Vinh
Báo mạng điện tử k36a3

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN