Giao lưu trực tuyến "Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân và tiêm phòng virus HPV ở nữ giới"

(Sóng trẻ) - 14h thứ 7 ngày 27/11, trang thông tin điện tử Sóng trẻ tổ chức giao lưu trực tuyến: "Sức khỏe sinh tiền hôn nhân và tiêm phòng virus HPV ở nữ giới" nhằm giúp các bạn trẻ trang bị kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân và hiểu rõ về tiêm phòng HPV ở nữ giới.

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, các cặp đôi trước khi bước vào giai đoạn hôn nhân nên khám sức khỏe tổng quát giúp bạn bước vào cuộc sống vợ chồng một cách tự tin nhất. Còn theo thống kê của HPV Information Centre, mỗi ngày Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung, 80% phụ nữ bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Vậy nên, tiêm chủng ngừa virus HPV cũng là cách bảo vệ sức khoẻ sinh sản tiền hôn nhân.

Nhằm giúp các bạn trẻ được trang bị kiến thức về cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản trước hôn nhân cũng như hiểu rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng virus HPV chống ung thư cổ tử cung, trang tin Sóng trẻ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân và tiêm phòng virus HPV ở nữ giới”. Khách mời tham gia chương trình là bác sĩ Lê Văn Đạt- hiện đang công tác tại khoa Sản, bệnh viên Đại học Y Hà Nội. 

img_8440.jpg
Đại diện trang tin Sóng trẻ cô Trần Phương Lan tặng hoa cho khách mời

Chương trình giao lưu trực tuyến bắt đầu

Theo bác sĩ, khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới sẽ gồm những gì ? (Bạn Tiến Dũng, SDT 03532670xx)

Khám sức khỏe sinh sản ở nữ giới sẽ gồm có hai phần chính. Phần đầu tiên sẽ là khám sức khỏe tổng quát và phần thứ hai là về chuyên khoa. 
Ở phần thứ nhất thì sẽ kiểm tra chung như: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực,... Sau đấy sẽ đi vào khám chuyên khoa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, viêm gan B, sùi mào gà,...
Ngoài ra sẽ có xem xét về tiền sử  bệnh của cả vợ và chồng, kiểm tra xem có các bệnh truyền nhiễm gì không.

Và cần lưu ý điều gì trước, trong và sau khi khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, cần lưu ý rõ những điều sau để đảm bảo buổi khám diễn ra tốt nhất gồm:
Chuẩn bị đủ các loại giấy tờ: Bảo hiểm y tế, hồ sơ bệnh án gần nhất, đơn thuốc đang sử dụng nếu có. Ngoài ra thì cũng cần cung cấp đủ thông tin về bệnh lý hiện tại cũng như trong quá khứ cho bác sĩ biết. 
Các bạn cũng cần lưu ý thời gian khám sức khỏe tiền hôn nhân là trước 6 tháng hôn nhân. Đây là thời gian tốt nhất để sàng lọc sức khỏe sinh sản.

Có nên khám sức khoẻ tiền hôn nhân đối với cả 2 người không? Hay chỉ nên khám ở nữ giới? ( Bạn Bảo Anh _ Email: [email protected])

Quan điểm trước nay ở người dân Việt Nam thường tập trung ở nữ giới nhiều hơn, các vấn đề gây ra khó khăn sinh sản thường đến ở nữ giới. nhưng chúng tôi luôn khuyến khích cả 2 vợ chồng đều nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân để cùng khám và nghe tư vấn của bác sĩ, sau đó bác sĩ sẽ đưa ra được phương án kết hôn và dự định sinh ocn phù hợp hơn với cả 2 vợ chồng.

Thuốc tránh thai có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ không? (Ngọc Trang, SĐT: 09665955xx)

Hiện nay đang có 2 loại thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hằng ngày. Đa phần các bạn trẻ ngày nay thường sử dụng thuốc tránh thai làm biện pháp tránh thai hàng đầu. Nhìn chung thì loại thuốc này cũng có khả năng tránh thai cao. Tuy nhiên, sẽ có một vài ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản như: Gây giảm ham muốn, suy giảm hưng phấn với tình dục, tắc ống dẫn trứng,... cho phụ nữ.

Tất cả các nghiên cứu trước đây đều chưa chỉ ra khả năng gây vô sinh của thuốc tránh thai. Nhưng vẫn có một số tác dụng phụ khác cần phải lưu ý. Thứ nhất thuốc tránh thai có thể gây ra mục trứng cá, tăng cân. Thứ hai, thuốc tránh thai có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến đông máu, rối loạn chuyển hóa lipit,..

260755740_230770892496817_4775500909485562137_n.jpg
MC đặt câu hỏi cho khách mời về việc thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Việc đau bụng kinh dữ dội mỗi khi tới tháng và đau trong thời gian dài có phải là dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của nữ giới không?

Đau bụng kinh trước giờ là sinh lý bình thường của phụ nữ, hầu như tất cả phụ nữ đều bị. Nếu cơn đau chỉ xuất hiện 1 – 2 ngày đầu chu kỳ kinh và ở mức độ vừa phải thì đây là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài suốt cả chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí kéo dài trên 7 ngày đi kèm với các triệu chứng như rong kinh, kinh nguyệt vón cục, thâm đen,… thì bạn nên đi khám ngay để biết chính xác có mắc bệnh gì hay không. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… Lúc này bạn cần điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con.

Thưa bác sĩ, hiện tại em đang ở tuổi 20, bình thường kỳ kinh của em kéo dài 7 ngày nhưng đến 8 9 ngày mới dứt hẳn và thỉnh thoảng em bị mất kinh (có lần mất tận 2 tháng), vậy em muốn hỏi việc có kỳ kinh như vậy có phải bị bệnh không ạ? Hay để kéo dài thì có ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản không ạ? 

Chu kì hành kinh ở độ tuổi 20, thường xuất hiện hai trường hợp.  Tùy người mà chu trình hành kinh có thể kéo dài từ 7, 9 hoặc 20 ngày. Nhưng có những trường hợp một vài tháng không xuất hiện kinh nguyệt. Trước khi kết luận là rối loạn kinh nguyệt thì cần phải loại bỏ các trường hợp liên quan tới các yếu tố thực thể. Nếu từ lúc bắt đầu có kinh nguyệt, quá trình ấy diễn ra bình thường trong một thời gian dài mà bây giờ xuất hiện những bất thường thì cá nhân tôi khuyên bệnh nhân nên đi khám, không chỉ thế mà còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đã quan hệ hay có thai hay chưa. Lời khuyên của cá nhân tôi là bệnh nhân nên đi khám.

Việc chia sẻ với với người khác về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn hạn chế. Vậy bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên đối với các bạn trẻ, các bạn đang trong giai đoạn tiền hôn nhân về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản được không? ( Câu hỏi đến từ bạn Trần Thị Toàn đang sinh sống tại Hà Nội)

Vấn đề chia sẻ với người lớn còn ngại, là vấn đề nan giải, tự bản thân phải tìm hiểu thông tin vì đang ở độ tuổi dễ tiếp cận thông tin, tự tìm hiểu cơ thể mình có gì bất thường hay không? ếu đã quan hệ tình dục thì nên khám sớm để có biện pháp điều trị không để lại hậu quả.

Hiện nay các bạn trẻ vẫn thường ngại trong việc chia sẻ với người lớn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh. Theo tôi, phụ huynh nên cởi mở hơn với con trong việc chia sẻ, cũng như các bạn trẻ nên tự chủ động tìm hiểu qua sách báo, internet. bản thân mỗi người nên tự tìm hiểu thông tin vì các bạn đang ở độ tuổi dễ tiếp cận thông tin, hãy tự tìm hiểu cơ thể mình có gì bất thường hay không, nếu đã quan hệ tình dục thì nên khám sớm để có biện pháp điều trị không để lại hậu quả.

Nhiều bạn trẻ hiện nay chưa có đủ kiến thức về cách phòng tránh thai và lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Bác sĩ có thể chia sẻ tác hại của thuốc tránh thai khẩn cấp không? (Độc giả có địa chỉ email [email protected])

Các bạn thường lầm rằng uống thuốc tránh thai có thể dùng nhiều lần trong 1 tháng. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các khuyến cáo đưa ra là không nên dùng quá 2 lần trong 1 tháng. 

Khi các bạn có thai rồi thì thuốc tránh thai khẩn cấp không còn tác dụng nữa. Còn thuốc tránh thai hàng ngày phải dùng  dùng hàng ngày đều đặn. Nhưng về mặt lâu dài sẽ có rất ít tác dụng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Mỗi người sẽ phù hợp với một biện pháp tránh thai khác. 

Thưa bác sĩ, làm thế nào để tránh lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục?

Quan hệ tình dục bây giờ lây nhiễm rất đa dạng, có thể lây qua nhiều vị trí khác nhau như miệng, các vết thương, vết hở trên cơ thể,... Vậy nên khi quan hệ tình dục cần phải dùng biện pháp an toàn như bao cao su. Tuy nhiên, bao cao su không thêt tránh được 100% vì nó chỉ bảo vệ cho những phần đã che, còn những phần hở thì vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm. Khi bạn đã quan hệ tình dục thì cần phải vệ sinh sạch sẽ, đi khám phụ khoa định kỳ.

nen.jpg
Bác sĩ Lê Văn Đạt trao đổi về sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Chuyển sang phần 2 chương trình: Trao đổi về vấn đề tiêm phòng virus HPV ở nữ giới

Xin chào chương trình, chào bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung và các triệu chứng để nhận biết  của căn bệnh ung thư cổ tử cung không? (Bạn Rosie Nguyễn đặt câu hỏi trên trang tin Sóng trẻ)

Nguyên nhân hầu hết hiện nay thường là do tuýp 16 hoặc 18. Những yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung khác như: Hoạt động tình dục từ rất sớm, hút thuốc lá nhiều, suy giảm hệ miễn dịch, quan hệ với nhiều người, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên,... 

Về các triệu chứng để nhận biết căn bệnh ung thư cổ tư cung là: Chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dịch (chảy máu sau mãn kinh, chảy quá nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt,...), đau vùng chậu, dịch tiết âm đạo bất thường, thay đổi thói quen đi tiểu, sưng đau ở chân,...

Các nghiên cứu cho rằng, phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung có sự hiện diện của virus HPV. Vậy bác sĩ hãy cho biết HPV lây truyền như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh lây nhiễm virus HPV cũng như căn bệnh ung thư cổ tử cung? (Câu hỏi được gửi từ độc giả Anh Bình với email huynhdoanhbinh)

Thường không có triệu chứng gì ung thư cổ tử cung, đến giai đoạn tiến triển sẽ có ng bị ra máu, có nhiều phụ nữ ở nông thôn ngại đi khám ở bệnh viện nên để bệnh tiến triển nặng. HPV lây chủ yếu qua tiếp xúc quan hệ tình dục, qua mồm hậu môn, có thể lay qua vật dụng hàng ngày, đồ dùng cá nhâ, từ mẹ san con nhg tỉ lệ ít. để phòng tránh lây nhiễm thì đang có vắc xin phòng ngừa hpv, và vắn xin hpv đang có 2 loại của mỹ và của bỉ tùy vào đối tượng và nhu cầu sử dụng. 

Theo bác sĩ, đối tượng nào cần tiêm phòng HPV? Lợi ích, tầm quan trọng của việc tiêm phòng HPV? 

Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin được chỉ định tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên độ tuổi an toàn để vacxin còn có hiệu quả cao nhất là dưới 26 tuổi và chị em phụ nữ chưa lập gia đình   hoặc chưa quan hệ tình dục.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Trước, trong và sau khi tiêm phòng HPV cần lưu ý gì? Nếu không tiêm thì có ảnh hưởng gì tới sức khỏe sinh sản của nữ giới không? 

Trước khi tiêm vắc-xin phòng HPV, người tiêm chỉ cần có sức khoẻ bình thường, ổn định, không cần làm các xét nghiệm. Trong thời gian đang tiêm vắc-xin, người tiêm vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường, lưu ý là nên dùng bao cao su Vì giờ vẫn chưa xác định được thời gian cụ thể của vắc-xin. Sau mũi tiêm sẽ có phản ứng tại chỗ như sưng, đỏ, nóng vết tiêm, tổng quá trình tiêm là 6 tháng.

258533465_574351940333520_8334169149344695568_n.jpg
Đến với phần 2 của chương trình, bác sĩ trả lời các câu hỏi về virus HPV 

 

Tiêm phòng HPV có phòng chống 100% các bệnh liên quan đến ung thư cổ tử cung không? (Độc giả Hồng Nhung _ Địa chỉ: Hà Nội )
Ung thư cổ tư cung thì HPV chỉ là nguyên nhân thứ yếu chứ không phải là nguyên nhân hoàn toàn. Vẫn còn nhiều lý do khác gây nên ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy mà vắc xin HPV không thể phòng chống 100% được. Và HPV chỉ gây ra 2 tuýp trong 15 tuýp khác thôi. Vì thế mà vẫn có thể mắc các tuýp khác được. Vậy nên khi bạn quan hệ tình dục cần phải trang bị kiến thức kĩ càng và có biện pháp phong tránh cụ thể để tránh được những rủi ro một các tốt nhất. 

Virus HPV có ảnh hưởng và gây bệnh ở phụ nữ đang mang thai không ? ( Độc giả Xuân Thu_SĐT: 03897929xx)

Đối với phụ nữ đang mang thai bị mọc mụn cóc sinh dục do HPV sẽ có các biểu hiện cụ thể sau: Xuất hiện các tổn thương trên da, các nốt mụn mọc chủ yếu ở khu vực cổ tử cung, âm hộ, âm đạo và hậu môn. Mặc dù chúng không gây ra đau đớn cho người bệnh, nhưng nó có thể phát triển thành các khối u ác tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Không có mối liên hệ nào được tìm thấy giữa HPV với các trường hợp sẩy thai, sinh non, hoặc các biến chứng thai kỳ khác. Hơn nữa, nguy cơ lây truyền virus sang cho bé cũng rất thấp.

257738523_453242183050956_2156806843365078159_n-1.jpg

Những địa chỉ uy tín để tiêm HPV tại Hà Nội ? ( Độc giả Quỳnh Nguyễn đặt câu hỏi)

Các địa điểm tiêm HPV ở Hà Nội rất nhiều. Có thể kể đến như Vinmec, phòng tiêm của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Phụ sản Trung ương,...

Có phải chỉ có phụ nữ bị nhiễm HPV ? ( Bạn Hải Yến_ Địa chỉ: Kim Giang)

Virus HPV gây ra nhiều loại khác nhau ở cả nam lẫn nữ, ví dụ như căn bệnh sùi mào gà ở nam cũng là do virus này. Các chuyên gia đã khuyến cáo cả nam và nữ nên tiêm vắc-xin phòng HPV trước trước 26 tuổi là hiệu quả nhất.

Thưa bác sĩ, nếu bị mắc một trong những loại virut HPV ở bên trên như bác sĩ đã nêu thì có được tiêm HPV nữa không ạ? Và nếu tiêm có ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc không ạ? (Hồng Mai_ Địa chỉ: Cầu Giấy, Hà Nội)

Nếu như mắc một trong những virut HPV thì vẫn nên tiêm bởi vì có thể một trong những virut bạn mắc ở những tuýp khác. nên vắc xin HPV vẫn có thể dự phòng được. 
Đối với cơ chế hoạt động của vắc xin HPV, nếu như bạn đã từng mắc HPV và khỏi rồi thì khi tiêm HPV sẽ như một lần mới, bạn sẽ phòng chống được việc bị mắc virus HPV trở lại. 
Còn với người đang mắc HPV thì việc tiêm vắc xin vẫn có hiệu quả nhưng sẽ là hiệu quả phòng chống các tuýp khác. Còn với tuýp bạn đang mắc thì chỉ làm suy giảm một phần. Vậy nên ngay từ bây giờ, bạn hãy tiêm vắc xin HPV luôn để có thể bảo vệ bản thân cũng như người bạn kết hôn. 

258879411_899390084095940_8497322381615212737_n.jpg

Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng không quan hệ tình dục sẽ không mắc các bệnh về virut HPV, vậy bác sĩ có thể chia sẻ suy nghĩ của mình về ý kiến trên? ( Hân Bảo, mail [email protected])

Quan hệ tình dục không phải là con đường duy nhất mắc HPV. Tiếp xúc qua các vết thương hở thì bạn cũng có thể bị HPV. Nhưng chúng ta không nên quá sợ hãi virus HPV bằng cách kiêng quan hệ tình dục mà cần nhận thức đúng đắn HPV là gì, con đường lây nhiễm là gì, lứa tuổi 21 trở đi nên đi khám ung thư cổ tử cung. Tuỳ theo độ tuổi sẽ có những phác đồ riêng: từ 21-30 tuổi nên khi khám ung thư cổ tử cung 3 năm/ lần, trên 65 tuổi tỉ lệ ung thư sẽ giảm đi nếu như trước đó khám 5 năm/ lần thì không cần khám nữa.

Tôi đã tiêm đủ 3 mũi phòng ngừa vi-rút HPV, vì vậy tôi có cần phải làm xét nghiệm pap smear - xét nghiệm tế bào cổ tử cung không?  (Thu Huyền, Hà Nội)

Rất nhiều người lầm tưởng giữa việc tiêm phòng HPV và xét nghiệm pap smear. Đối với xét nghiệm Pap smear thì thường là phát hiện ung thư cổ tử cung sớm hơn. Đối với mỗi vắc xin thì yếu tố dụ ứng sẽ là khác nhau.Việc tin đồn đó là không có căn cứ. 

Thực hiện 

BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN