Video chế- khi nghệ thuật bị chà đạp!
(Sóng Trẻ) - Cơn bão K-pop đổ bộ vào Việt Nam, nài việc xuất hiện fanclub của các nghệ sĩ thì cũng có nhiều hội anti-fan ra đời, và một trong những hình thức “anti” phổ biến chính là chế lời các MV (music video) của nghệ sĩ Hàn Quốc.
Video “chế” nở rộ
Hầu hết, các video ca nhạc được các anti-fan lựa chọn đều là các ca khúc nước nài, đặc biệt là ca khúc Hàn Quốc.
Khi anti một nghệ sĩ, anti-fan có thể chế lời MV của các nghệ sĩ khác hoặc của nghệ sĩ họ anti. Có lẽ các nghệ sĩ chẳng bao giờ tưởng tượng nổi tác phẩm của mình lại được người ta sử dụng để... chửi mình bằng cách xuyên tạc lại lời ca khúc, thay lời thật bằng những lời bôi nhọ, nói xấu. Những người xem có cảm giác như nạn nhân bị chính nghệ sĩ thể hiện ca khúc phỉ báng, hoặc chính họ “thú nhận” khuyết điểm của mình.
Bạn M.Hải (SV ĐH Văn Hiến TP.HCM) chia sẻ: “Mình hoàn toàn không đồng ý với hành động chế lời MV vì dù sao đó cũng là sản phẩm mà các nghệ sĩ vất vả tạo ra, hơn nữa, nghệ sĩ nào cũng có fan hâm mộ, làm như vậy sẽ khiến fan của nghệ sĩ đó không hài lòng”.
Những MV chế không chỉ do các nhóm anti nghệ sĩ thực hiện mà còn được nhiều cá nhân “cùng chí hướng” tạo ra nên số lượng những MV chế tăng lên rất nhiều. Không chỉ đăng ở những diễn đàn, trang web dành cho các anti-fan mà chúng còn được đăng lên những trang web lớn, đặc biệt là trang chia sẻ video trực tuyến Youtube, khiến cho tinh thần “anti” được “quảng bá” một cách rộng rãi.
"Cuộc chiến" của các anti-fan
Sau khi đăng tải một MV lên Youtube, hàng loạt người đã comment nhận xét về MV, có những comment tán thưởng, nhưng cũng có những comment phản đối. Dễ dàng thấy, comment tán thưởng hầu hết của những kẻ “cùng hội cùng thuyền”, còn những comment phản đối hầu hết thuộc phe “đối lập”. Trong khi các anti-fan vô tư cãi nhau thì trang Youtube cũng vô tình trở thành nơi đón nhận những lời lẽ tục tĩu, phản cảm.
Bạn T.Nhàn (HV Báo chí - Tuyên truyền) cho biết: “Mình thấy việc các bạn lên Youtube chửi bới, cãi cọ nhau là không thể chấp nhận, vì nó không chỉ làm làm xấu mặt các K-pop fan chân chính mà còn gây nên những mâu thuẫn không đáng có trong cộng đồng fan Việt”.
Sử dụng những MV chế để công kích nhau, các phe đều ra sức bôi xấu kẻ thù và bảo vệ thần tượng của mình. Những MV ca nhạc không còn là sản phẩm nghệ thuật mà đã chuyển sang vai trò “vũ khí”. AFS - hội anti-fan nhóm nhạc SNSD thường xuyên thực hiện những MV chế nhằm bôi xấu nhóm nhạc này. Không kém cạnh, lập tức xuất hiện AA - anti AFS, có nhiệm vụ “phản công” lại AFS.
Khi AFS tung ra MV chế lời ca khúc “Twinkle” của nhóm nhạc SNSD, chỉ trích nhóm nhạc này đạo nhái ý tưởng cùng vô vàn những lý do khác, ngay sau đó, Anti AFS cũng đăng tải MV này với lời lẽ bảo vệ SNSD và phản bác lại AFS. Cả hai tạo nên một cuộc chiến chưa có hồi kết.
Lời kết
Là một khán giả, bạn có quyền hâm mộ nhóm nhạc này, không thích nhóm nhạc kia vì một lý do nào đó, nhưng việc lấy các sản phẩm âm nhạc của họ hay người khác ra để xuyên tạc là một hành động không đáng hoan nghênh. Bởi vì những nghệ sĩ mà bạn anti đều có người hâm mộ, những sản phẩm của họ cũng được nghe và yêu thích, do vậy, khi sử dụng MV ca nhạc vào những mục đích thiếu nhân văn như vậy không chỉ làm giảm giá trị của tác phẩm mà còn thể hiện sự thiếu văn hóa của các anti-fan.
Video “chế” nở rộ
Hầu hết, các video ca nhạc được các anti-fan lựa chọn đều là các ca khúc nước nài, đặc biệt là ca khúc Hàn Quốc.
Khi anti một nghệ sĩ, anti-fan có thể chế lời MV của các nghệ sĩ khác hoặc của nghệ sĩ họ anti. Có lẽ các nghệ sĩ chẳng bao giờ tưởng tượng nổi tác phẩm của mình lại được người ta sử dụng để... chửi mình bằng cách xuyên tạc lại lời ca khúc, thay lời thật bằng những lời bôi nhọ, nói xấu. Những người xem có cảm giác như nạn nhân bị chính nghệ sĩ thể hiện ca khúc phỉ báng, hoặc chính họ “thú nhận” khuyết điểm của mình.
Sản phẩm “anti” của AFS trên trang Youtube.com.
Bạn M.Hải (SV ĐH Văn Hiến TP.HCM) chia sẻ: “Mình hoàn toàn không đồng ý với hành động chế lời MV vì dù sao đó cũng là sản phẩm mà các nghệ sĩ vất vả tạo ra, hơn nữa, nghệ sĩ nào cũng có fan hâm mộ, làm như vậy sẽ khiến fan của nghệ sĩ đó không hài lòng”.
Những MV chế không chỉ do các nhóm anti nghệ sĩ thực hiện mà còn được nhiều cá nhân “cùng chí hướng” tạo ra nên số lượng những MV chế tăng lên rất nhiều. Không chỉ đăng ở những diễn đàn, trang web dành cho các anti-fan mà chúng còn được đăng lên những trang web lớn, đặc biệt là trang chia sẻ video trực tuyến Youtube, khiến cho tinh thần “anti” được “quảng bá” một cách rộng rãi.
"Cuộc chiến" của các anti-fan
Sau khi đăng tải một MV lên Youtube, hàng loạt người đã comment nhận xét về MV, có những comment tán thưởng, nhưng cũng có những comment phản đối. Dễ dàng thấy, comment tán thưởng hầu hết của những kẻ “cùng hội cùng thuyền”, còn những comment phản đối hầu hết thuộc phe “đối lập”. Trong khi các anti-fan vô tư cãi nhau thì trang Youtube cũng vô tình trở thành nơi đón nhận những lời lẽ tục tĩu, phản cảm.
Bạn T.Nhàn (HV Báo chí - Tuyên truyền) cho biết: “Mình thấy việc các bạn lên Youtube chửi bới, cãi cọ nhau là không thể chấp nhận, vì nó không chỉ làm làm xấu mặt các K-pop fan chân chính mà còn gây nên những mâu thuẫn không đáng có trong cộng đồng fan Việt”.
Sử dụng những MV chế để công kích nhau, các phe đều ra sức bôi xấu kẻ thù và bảo vệ thần tượng của mình. Những MV ca nhạc không còn là sản phẩm nghệ thuật mà đã chuyển sang vai trò “vũ khí”. AFS - hội anti-fan nhóm nhạc SNSD thường xuyên thực hiện những MV chế nhằm bôi xấu nhóm nhạc này. Không kém cạnh, lập tức xuất hiện AA - anti AFS, có nhiệm vụ “phản công” lại AFS.
MV “phản công” của Anti AFS trên trang Youtube.com.
Khi AFS tung ra MV chế lời ca khúc “Twinkle” của nhóm nhạc SNSD, chỉ trích nhóm nhạc này đạo nhái ý tưởng cùng vô vàn những lý do khác, ngay sau đó, Anti AFS cũng đăng tải MV này với lời lẽ bảo vệ SNSD và phản bác lại AFS. Cả hai tạo nên một cuộc chiến chưa có hồi kết.
Lời kết
Là một khán giả, bạn có quyền hâm mộ nhóm nhạc này, không thích nhóm nhạc kia vì một lý do nào đó, nhưng việc lấy các sản phẩm âm nhạc của họ hay người khác ra để xuyên tạc là một hành động không đáng hoan nghênh. Bởi vì những nghệ sĩ mà bạn anti đều có người hâm mộ, những sản phẩm của họ cũng được nghe và yêu thích, do vậy, khi sử dụng MV ca nhạc vào những mục đích thiếu nhân văn như vậy không chỉ làm giảm giá trị của tác phẩm mà còn thể hiện sự thiếu văn hóa của các anti-fan.
Lan Anh
Lớp BMĐT K.30
Học viện Báo chí - Tuyên truyền.
Lớp BMĐT K.30
Học viện Báo chí - Tuyên truyền.
Cùng chuyên mục
Bình luận