Viện Báo chí - Truyền thông nhận giải Tập thể xuất sắc nhất tại Lễ tổng kết, trao giải Chương trình "Những cống hiến thầm lặng" 2024

(Sóng trẻ) - Chiều 3/12, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Lễ tổng kết, trao giải Chương trình "Những cống hiến thầm lặng" 2024 đã diễn ra. Cuộc thi do Báo Kinh tế Đô thị, Tổ chức ActionAid Việt Nam và Dự án an sinh xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức.

Tham dự Lễ tổng kết, trao giải Chương trình Những cống hiến thầm lặng 2024 có các đại biểu: ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Huy Cường - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hà Nội; nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội; PGS. TS Trần Thanh Giang - Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền; ông Nguyễn Quang Dũng - Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; PGS. TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng biên tập Báo Kinh tế Đô thị, Trưởng ban tổ chức cuộc thi; nhà báo Tạ Việt Anh - Chủ tịch Hội đồng Quản lý quỹ hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam, Phó ban tổ chức cuộc thi. Lễ tổng kết, trao giải còn có sự tham dự của các đại biểu thuộc các bộ, ban ngành Trung ương cùng các đại diện là tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.

Tiếp nối thành công của 3 mùa trước, cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" 2024 được tổ chức nhằm tôn vinh những đóng góp quan trọng của các cá nhân, tập thể trong việc thực hiện công tác chăm lo, đãi ngộ với những điều kiện tốt nhất cho lao động nữ. Thông qua cuộc thi, Ban tổ chức mong muốn nâng cao hiểu biết của người lao động, người sử dụng lao động, cộng đồng về những thách thức việc làm trong điều kiện phát triển kinh tế theo hướng chuyển đổi số.

Phát biểu tại Lễ tổng kết, trao giải Chương trình "Những cống hiến thầm lặng" 2024, PGS. TS Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh, Báo Kinh tế Đô thị luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến các cuộc thi, hoạt động truyền thông do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo cũng như đơn vị tự tổ chức, trong đó bao gồm Cuộc thi Những cống hiến thầm lặng 2024.

PGS. TS Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc thi năm nay. (Ảnh: Lê Châu)
PGS. TS Nguyễn Thành Lợi nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc thi năm nay. (Ảnh: Lê Châu)

PGS. TS Nguyễn Thành Lợi cho biết: “Chương trình 'Những cống hiến thầm lặng' là sân chơi dành cho những nhà báo, phóng viên chuyên nghiệp và những đối tượng không chuyên. Cuộc thi năm nay được phát triển thành chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” với mục đích tôn vinh những đóng góp quan trọng của các cá nhân, tập thể trong công tác chăm lo, đãi ngộ lao động nữ trong xã hội”.

Sau hơn 8 tháng phát động, chương trình "Những cống hiến thầm lặng" nhận được 651 tác phẩm dự thi đến từ các tác giả, nhóm tác giả chuyên nghiệp và không chuyên. Nhiều bài viết có chất lượng tốt, được đầu tư chuyên sâu về nội dung và khía cạnh khai thác đề tài. 

Cùng phát biểu tại buổi lễ, nhà báo Tạ Việt Anh đánh giá cao chất lượng tác phẩm tham gia đoạt giải năm nay: “22 tác phẩm đoạt giải đều là các bài viết chất lượng, khai thác sâu sắc nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau của bức tranh lao động và an sinh xã hội Việt Nam. Tôi tin tưởng rằng, các tác phẩm đoạt giải có thể lan tỏa những tấm gương người thật, những giá trị tích cực trong cuộc sống mạnh mẽ và rộng rãi”.

Nhà báo Tạ Việt Anh ghi nhận sự nỗ lực, đầu tư của các tác giả, nhóm tác giả dự thi. (Ảnh: Lê Châu)
Nhà báo Tạ Việt Anh ghi nhận sự nỗ lực, đầu tư của các tác giả, nhóm tác giả dự thi. (Ảnh: Lê Châu)

Viện Báo chí - Truyền thông của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận về giải “Tập thể xuất sắc nhất”. Đại diện tập thể lên nhận giải, TS. Đinh Thị Xuân Hòa - Phó Viện trưởng Viện Báo chí - Truyền thông cho biết, cuộc thi mang lại nhiều thuận lợi hơn là khó khăn vì nhà trường được làm việc cùng với một tổ chức có quy mô và chuyên nghiệp. “Mặc dù đề tài của cuộc thi mang tính chuyên biệt cao nhưng nhờ vậy, sinh viên đã tạo ra những tác phẩm chất lượng, góp phần nêu lên tiếng nói của những người lao động yếu thế trong xã hội”, TS. Đinh Thị Xuân Hòa chia sẻ.

“Để những đề tài mang tính chuyên biệt đến gần hơn với sinh viên, chúng tôi sẽ luôn cố gắng làm truyền thông mạnh mẽ, sâu rộng hơn trên đa nền tảng”, TS. Đinh Thị Xuân Hòa cho biết. (Ảnh: Lê Châu)
“Để những đề tài mang tính chuyên biệt đến gần hơn với sinh viên, chúng tôi sẽ luôn cố gắng làm truyền thông mạnh mẽ, sâu rộng hơn trên đa nền tảng”, TS. Đinh Thị Xuân Hòa cho biết. (Ảnh: Lê Châu)

Đối với nhóm tác giả không chuyên, ban giám khảo chọn ra 7 tác phẩm đặc sắc. Trong đó có 3 giải khuyến khích, 2 giải ba, 1 giải nhì và 1 giải nhất. Trong đó, thí sinh Đặng Hoàng An với tác phẩm “Kình ngư khuyết tật thầm lặng gieo chữ cho đời thêm xanh” để lại ấn tượng sâu sắc. 

Tiến lên sân khấu nhận giải thưởng danh giá cùng chiếc xe lăn, tác giả trẻ tới từ Long An bộc bạch: “Bức chân dung trong tác phẩm của tôi là kình ngư Nguyễn Thị Sari. Tôi cũng là một người khuyết tật nên khi biết được tấm gương của chị, tôi vô cùng xúc động và được truyền cảm hứng rất nhiều”.

“Khi biết được cuộc thi có hạng mục cho những người không chuyên, tôi muốn nắm bắt lấy cơ hội để chia sẻ câu chuyện về những người yếu thế trong xã hội nhưng vẫn cố gắng vươn lên mạnh mẽ”, Hoàng An chia sẻ. (Ảnh: Lê Châu)
“Khi biết được cuộc thi có hạng mục cho những người không chuyên, tôi muốn nắm bắt lấy cơ hội để chia sẻ câu chuyện về những người yếu thế trong xã hội nhưng vẫn cố gắng vươn lên mạnh mẽ”, Hoàng An chia sẻ. (Ảnh: Lê Châu)
Giải nhất thuộc về tác giả Chu Văn Công với tác phẩm “Lao động nữ nhọc nhằn mưu sinh tại chợ Long Biên”. (Ảnh: Lê Châu)
Giải nhất thuộc về tác giả Chu Văn Công với tác phẩm “Lao động nữ nhọc nhằn mưu sinh tại chợ Long Biên”. (Ảnh: Lê Châu)

Nhóm tác giả chuyên nghiệp thu về 12 giải thưởng, gồm: 7 giải khuyến khích, 3 giải ba, 1 giải nhì và 1 giải nhất. Nhà báo Lê Thị Lan Hương của báo Đại đoàn kết xuất sắc giành giải thưởng cao nhất với loạt bài “Giải pháp thu hút lao động làng nghề vào lưới an sinh thông qua chính sách bảo hiểm xã hội”. 

“Tôi có ý tưởng về đề tài này trong một lần đi thực tế đến một số làng nghề cùng với những phóng viên, nhà báo của báo Kinh tế Đô thị. Khi trò chuyện, tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân, tôi mới biết được những góc khuất khó khăn ẩn sau cuộc sống của họ”, nhà báo chia sẻ. (Ảnh: Lê Châu)
“Tôi có ý tưởng về đề tài này trong một lần đi thực tế đến một số làng nghề cùng với những phóng viên, nhà báo của báo Kinh tế Đô thị. Khi trò chuyện, tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người dân, tôi mới biết được những góc khuất khó khăn ẩn sau cuộc sống của họ”, nhà báo chia sẻ. (Ảnh: Lê Châu)

Lễ trao giải thành công tốt đẹp, khép lại một mùa giải chất lượng. "Những cống hiến thầm lặng" hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến nhiều mùa giải ý nghĩa trong những năm tiếp theo.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN