Vĩnh Phúc: Người dân “tá hỏa” vì bị lừa mua thuốc Đông Y giả
(Sóng trẻ) - Đa cấp, quảng cáo mua thuốc Nam, thuốc Đông Y chữa bách bệnh có lẽ không còn xa lạ với nhiều người. Song, ở những vùng nông thôn, đây vẫn là vấn đề phức tạp và mông lung bởi hình thức lừa đảo của chúng ngày một tinh vi và chuyên nghiệp.
Sự việc xảy ra tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều người dân nơi đây không có khả năng tiếp nhận, cập nhật thông tin thường xuyên nên dễ dàng trở thành những "con mồi” cho bọn lừa đảo.
Các đối tượng lừa đảo sử dụng những thủ đoạn tinh vi
Các đối tượng đi khắp các ngõ ngách nhỏ quan sát - những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Chúng rà soát một lượt, thấy nhà ai có người lớn ở nhà, đặc biệt là ông bà, bố mẹ, chúng sẽ tiếp cận bằng cách hỏi thăm địa chỉ.
Đối tượng lừa đảo lấy danh nghĩa là cô Lan làm ở hiệu thuốc Phúc Lâm, nhà thuốc Thái Lại (số nhà 32, đường Trần Hưng Đạo, Phủ Lý, Hà Nam) đến để bắt mạch, chữa bệnh cho gia đình.
Sau khi tiếp cận được “những con mồi”, chúng vừa giả vờ bắt mạch vừa hỏi thăm, nói chuyện để tạo niềm tin, làm người dân mất cảnh giác.
Đối tượng đang “mồi chài” quảng cáo thuốc.
Sau khi bắt mạch, chúng xem đường chỉ tay, chẩn đoán bệnh và đưa ra một loạt các bệnh về xương khớp.
Khi đối tượng bị chúng lừa đảo có dấu hiệu “nhẹ dạ cả tin”, chúng bắt đầu giới thiệu về các loại thuốc của mình, với tên gọi là thuốc “cao lá”. Những loại thuốc này được làm từ các loại lá rừng. Chúng khẳng định: “Nếu uống đủ một liệu trình trong vòng một tháng thì chắc chắn sẽ khỏi bệnh”.
Những viên thuốc họ bán và khẳng định uống sẽ khỏi bệnh.
Tuy nhiên, hộp thuốc này lại không có bất kỳ một nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ, nguyên liệu và hạn sử dụng rõ ràng, thậm chí viên thuốc có mùi khó chịu. Mỗi một hộp chúng bán 300.000 đồng. Một liệu trình thường khoảng 1.800.000 đồng.
Một liệu trình gồm 6 hộp và uống trong 1 tháng.
Không chỉ vậy, để tạo niềm tin hơn cho mọi người, đối tượng lừa đảo chỉ thu tiền một nửa, còn một nửa chúng sẽ quay lại lấy nốt vào tháng sau .
Khi nhận được tiền, chúng vội vã đi ngay. Nhiều gia đình gọi vào số điện thoại chúng để lại nhưng thuê bao, địa chỉ chúng cho, tra ogle cũng không có và không tồn tại bất cứ một tên hiệu thuốc nào mà chúng đề cập đến.
Đối tượng sau khi nhận được tiền đã nhanh chóng rời khỏi.
Bà T - một trong nhiều người đã trở thành “nạn nhân” của đối tượng lừa đảo vẫn chưa hết bàng hoàng: “Mới đầu vào nhà, chúng còn xem bói, nói về tâm linh, sau đó thì mồi chài mua thuốc. Thấy nó nói đúng về bệnh của mình và còn cho địa chỉ rõ ràng nên tôi cũng tin tưởng, không đề phòng”.
Câu chuyện của bà T như một hồi chuông cảnh báo các gia đình, đặc biệt ở vùng nông thôn cần cảnh giác và đề phòng hơn nữa với các đối tượng lạ mặt.
Nguyễn Thúy Ngà
Cùng chuyên mục
Bình luận