Vú sữa Lò Rèn: Trúng mùa - rớt giá
(Sóng Trẻ) - Chưa năm nào người trồng vú sữa tỉnh Tiền Giang lại gặp khó khăn như năm nay. Giá bán vú sữa thương phẩm bị rớt xuống thấp trong một thời gian dài, lợi nhuận của nhà vườn chỉ bằng 1/3 so với cùng kì năm trước.
Vú sữa chín nhưng không thu hoạch, treo lủng lẳng trên cành là thực trạng của nhiều vườn vú sữa ở các xã Vĩnh Kim, Bàn Long, Phú Phong, Song Thuận, huyện Châu Thành và một số xã lân cận thuộc huyện Cai Lậy, Kiên Giang.
Vú Sữa chín trên cây nhưng người dân không muốn thu hoạch
Anh Nguyễn Hồng Quốc (chủ vườn ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Kim, Kiên Giang) cho biết, trước Tết Nguyên Đán mặc dù vú sữa chín nhưng vì giá thấp nên nhiều nhà vườn không thu hoạch, để neo lại trên cây hy vọng qua Tết giá sẽ nhích lên. Thế nhưng, sau Tết Nguyên Đán, giá bán vú sữa vẫn đứng ở mức thấp, thậm chí còn sụt giảm hơn. Đến giờ không thể cầm cự được nữa vì vú sữa chín neo lâu ngày sẽ bị thất thoát nên người dân “ngậm ngùi” bán với giá chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm trước.
Cùng với giá thấp, nhà vườn trồng vú sữa còn phải gánh thêm chi phí sản xuất vụ mùa này tăng cao hơn so với năm trước vì thời tiết diễn biến bất thường, sâu bệnh phức tạp.Thế nên chất lượng và mẫu mã trái thương phẩm cũng giảm, không được thương lái ưa chuộng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vú sữa rớt giá như hiện nay là do rộ mùa. Những năm trước, các nhà vườn thu hoạch xong vụ chính vụ trước Tết Nguyên Đán nhưng năm nay do thời tiết diễn biến bất thường nên đa phần các vườn vú sữa nơi đây thu hoạch muộn một tháng. Nông dân phải tự bán cho thương lái và bị thương lái ép giá.
Chợ Vú Sữa Vĩnh Kim
Theo tính toán của nhiều nhà vườn, với giá thấp như hiện nay, vụ mùa này, mỗi ha vú sữa ước tính nông dân bị thất thoát khoảng 30 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh hiện có trên 2.500 ha vú sữa thì số tiền thất thoát tính ra không nhỏ.
Rút kinh nghiệm mùa vụ này, nhằm tránh tình trạng “được mùa - rớt giá”, thời gian tới cần có sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” để vú sữa thực sự là loại cây trồng chủ lực, cho hiệu quả kinh tế cao của các địa phương ven sông Tiền, tỉnh Tiền Giang.
Việt Bình
Lớp Báo chí Tiền Giang
Cùng chuyên mục
Bình luận