“Xin trời cho con được chết”

(Sóng Trẻ) - Cơn gió đầu mùa khiến đôi bàn tay lở loét của cụ Miên khẽ run lên vì đau nhức. Trong căn phòng chật hẹp, ẩm mốc cụ Miên kéo lê mảnh nilong rách đỡ cả cơ thể gầy yếu cùng đôi chân bại liết của mình, di chuyển đầy khó khăn. Miệng lẩm bẩm: “Xin trời cho con được chết”.

Tuổi trẻ và những ước mơ bị bỏ lỡ
Là một trong những bệnh nhân xấu số ở trại phong Quả Cảm (Bắc Ninh), cụ Trần Thị Miên (94 tuổi) đã gắn bó hơn 70 năm cuộc đời mình tại đây, lầm lũi 1 mình như cái “bóng di động” với thân thể tàn tạ, và những nỗi đau khắc khoải trong tâm hồn, những nuối tiếc không nguôi về tuổi trẻ, tình yêu.

Năm 1943, cụ Miên là cô gái đôi mươi xinh đẹp đầy sức sống. “Ngày đấy tôi khỏe, mà xinh lắm. Tôi cũng có những ước mơ giản dị như bao cô gái khác ở tuổi đấy: lấy chồng, sinh con và sống hạnh phúc”- Cụ Miên nghẹn ngào nói.
Đôi mắt nhăn nheo của cụ chợt sáng lên khi kể câu chuyện về tuổi trẻ, giây phút đó, cụ như được sống lại những khoảnh khắc hạnh phúc nhất của cuộc đời.

783195208_1.jpg
Hàng ngày, cụ Miên thức dậy và ngồi đó, đợi trời tối..

Nhưng ước mơ vừa chớm nở, một năm sau khi lấy chồng, cụ phát hiện mình mắc căn bệnh phong quái ác với những cơn đau nhức triền miên và nhiều vết lở loét trên người. Cũng trong khoảng thời gian đó, cô con gái nhỏ chưa đầy 2 tháng tuổi của cụ phải xa rời cuộc sống vì một cơn sốc thuốc. Tận cùng nỗi đau mất con của một người mẹ trẻ, cụ Miên không những không được mọi người đồng cảm mà còn bị gia đình nhà chồng và cả xã hội xa lánh: “Từ đó, cuộc đời tôi gắn liền với 2 từ “con hủi”.

783195208_2.jpg
 Năm 1982, cụ Miên bị tai nạn gãy xương hông, nhưng không được chữa trị nên thành bại liệt, gần 30 năm nay không đi được bước nào.

Những đốt ngón tay, ngón chân không còn lành lặn, một khuân mặt biến dạng cùng đôi chân bại liệt đã nhiều năm không thể đi lại, Bệnh phong đã ăn mòn một phần cơ thể cụ. Và đau sót hơn, nó còn “ăn mòn” cả một đời người, cướp đi những hạnh phúc giản đơn và làm hằn lên những vết sẹo khó mờ trong tâm hồn cụ Miên.

Đến một mình và “đi” trong cô đơn 
Mang theo những đau đớn và mất mát, năm 23 tuổi cụ Miên 1 mình vào sống tại trại phòng Quả Cảm – Một “ốc đảo” buồn lặng, cô tịch tách biệt với thế giới bên nài.

Thấp thoáng sau những cây cổ thụ và hàng rào rậm rạp thiếu bàn tay người chăm sóc, con đường phủ kín rêu xanh dẫn đến một dãy nhà cấp 4 cũ kỹ, chật trội, ẩm mốc, đây là nơi sinh sống của gần 100 bệnh nhân phong.
Cùng với nhiều người bạn có chung hoàn cảnh, cuộc sống của cụ Miên ở trại phong gặp không ít khó khăn. “Bao nhiêu năm vào đây đau ốm mất sức lao động, chả biết làm gì. Hàng tháng nhận tiền trợ cấp, ăn, ngủ, rồi ngồi chờ chết, đợi nhà nước đem chôn chứ chắc cũng chẳng ai đến nhận xác” Cụ Miên thều thào nói.

Những bữa cơm bây giờ như 1 gánh nặng. Bàn tay co quắp của cụ lóng ngóng cầm đũa gạt từng hạt cơm vào miệng. Cơm dính trên má, cơm vương vãi ở áo quần, cơm rơi xuống đất, cụ lại tiếc rẻ nhặt lên. Thức ăn chẳng có món gì nài vài ba miếng giò dim nước mắm. Không rau, không thịt, bữa nào cũng ăn giò vì “Cổ họng đau lắm không nuốt được, mà giò thì không cần nấu, cứ thế mà ăn”

783195208_3.png
Mâm cơm bẩn nhem nhuốc, còn vài miếng giò cụ bảo để dành cho bữa tối

Trên trần nhà hai con chuột chạy vèo qua làm bung lớp xi măng mỏng xuống nền. Trong góc nào đó, đám “đồng bọn” của chúng phát ra tiếng kêu “chít chít”. Cụ Miên nghe vậy bỗng nhoẻn miệng cười, đôi gò má nhăn nhúm khẽ hở hàm răng móm mém, cụ bảo “cứ để thế cho vui”.

Bóng đèn phát ra thứ ánh sáng yếu ớt, trong căn phòng ngổn ngàng đồ đạc, cụ Miên ngồi lọt thỏm dưới nền đất ẩm ướt. Đôi mắt vô định nhìn xa xăm: “Bây giờ, tôi không nhớ nổi khuân mặt cha mẹ mình, tôi không biết họ còn sống hay đã chết, chắc là chết rồi… Đã 70 năm, 70 năm tôi sống ở đây và bị lãng quên…”

Cụ ông Trần Văn Cót, một bệnh nhân gần phòng cụ Miên cho biết : “Ở đây, hoàn cảnh ai cũng éo le, nhưng cụ Miên là đáng thương nhất. Già yếu, bại liệt vẫn phải tự mình chăm sóc bản thân. Lúc vui chẳng có ai để chia sẻ, khi đau đớn bệnh tật cũng chỉ có một mình”

783195208_4.jpg
 Khuân mặt già nua khắc khổ, đã hơn nửa thế kỷ không tìm thấy hơi ấm của tình thương. 

Khi được hỏi về ước mơ cuối đời, cụ Miên khẽ cười: “Để tôi sống đến tuổi này, ông trời ác quá. Hàng ngày, tôi chỉ xin ông có một điều là cho tôi chết sớm đi. Vậy mà mãi chưa chết. 70 năm sống trong đau đớn, chưa một lần biết đến những giây phút hạnh phúc dù chỉ trong giây lát. Như vậy chưa đủ à? ”

“Lần nào vào tham hỏi sức khỏe cho cụ Miên, cô cũng bị cụ đuổi về. Cụ bảo, không phải xem xét gì cả cứ để vậy cho chết sớm. Lại phải nịnh mãi cụ mới đồng ý cho kiểm tra. Cụ Miên mỗi lúc một gia yếu, thiếu minh mẫn. Nhưng nhiều lần cô nghĩ, có khi cũng may bởi chính sự thiếu minh mẫn ấy lại giúp cụ bớt khổ sở hơn” – Cô Xuân, một y tá ở trại phong Quả Cảm chia sẻ.

Những định kiến xã hội về bệnh phong dần đẩy những người con xa bố mẹ, vợ xa chồng,.. một đời người xa sự sống. Nhưng bênh phong đáng sợ, người mắc bệnh phong cũng không đáng sợ. Trái lại, họ xứng đáng được nhận tình yêu thương hơn bất kỳ ai trong cuộc đời này. 

Bóng tối bắt đầu buông xuống, cơ thể nhỏ bé của cụ Miện khuất dần trong ánh điện lập lòe, chỉ còn mái tóc bạc phơ vẫn ẩn hiện. Cụ vẫn ngồi đó, trong căn phòng 10m2. Một mình…
Thanh Thúy

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN