Xôn xao dự thảo xe cá nhâ
(Sóng Trẻ) - Bộ GTVT đang xây dựng lộ trình hạn chế xe cá nhân, quý IV này sẽ hoàn thành đề án và quý I/2012 trình Chính phủ - sự việc thực sự gây ra những dư luận trái chiều mạnh mẽ từ người dân.
Dự thảo hạn chế xe cá nhân
Lâu nay ùn tắc giao thông trở thành một vấn nạn bức xúc của nhiều người, nhiều ban ngành trong toàn xã hội. Nhà nước đã có nhiều quy định, văn bản pháp luật nhằm giảm thiểu nạn tắc đường nhưng tất cả chỉ như “gãi không đúng chỗ ngứa”, mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ. Để giải quyết vấn đề trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương cần triển khai cụ thể, quyết liệt, không hình thức các giải pháp trọng tâm để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thí điểm ngay việc hạn chế hoặc cấm lưu thông trong thời gian thích hợp đối với xe môtô, xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến phố trong đô thị để rút kinh nghiệm, nhân rộng nếu thấy hiệu quả trong việc giảm ùn tắc giao thông tại 2 Thành phố.
Hiện nay, để triển khai nghị quyết 88/NQ-CP ban hành ngày 24/08/2011, bộ GTVT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy bạn nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012. Bộ sẽ lấy ý kiến của chuyên gia và người dân để xây dựng đề án.
Trả lời phóng viên báo VnExpress, bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận xét: “Việt Nam có hơn 80 triệu dân nhưng tổng cộng ôtô là 1,8 triệu chiếc và xe máy là trên 35 triệu chiếc. Trung bình gần 2 người có một xe máy thì không hạ tầng giao thông nào chịu nổi”. Xuất phát từ nguyên nhân phương tiện cá nhân gây ra ách tắc giao thông, trước hết, Bộ sẽ cấm các xe cá nhân đi vào một số tuyến phố chính, sau đó mở rộng dần. Các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường năng lực vận tải công cộng (xe bus, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao) cũng được thực hiện.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Đinh La Thăng, bí thư Hà Nội - Phạm Quang Nghị cũng cho rằng: “Phải có những biện pháp đồng bộ từ phí, lệ phí và hạn chế những điều kiện để mua xe. Áp dụng cả 2 biện pháp hành chính và kinh tế song song”. Đồng thời, ông so sánh: “Trung Quốc dân số đông, thủ đô lớn, nhưng họ vẫn cấm được xe máy, đó là do ý chí quản lý của mỗi đất nước. Còn mình, nếu thích thoải mái đủ loại phương tiện thì phải chấp nhận việc tắc đường nhiều hơn”.
Xôn xao dư luận
Với từ khóa “hạn chế xe cá nhân”, chỉ trong 0,18 giây, bạn sẽ tìm thấy 30.100.000 kết quả. Con số khổng lồ ấy cho thấy sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội bởi nếu dự thảo ấy đi vào thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam.
Trên các tờ báo, trang mạng điện tử, nhiều cuộc phỏng vấn lãnh đạo cùng ý kiến của chuyên gia, người dân xuất hiện dày đặc.
Về phía chuyên gia, tiến sỹ Khuất Việt Hùng phản đối ý kiến của ông Phạm Quang Nghị: “Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc. Tại Hà Nội, chỉ cần ra đường vào giờ cao điểm sẽ thấy xe máy không phải là nguyên nhân gây ùn tắc”. Ông cho rằng xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ra ùn tắc và tai nạn ở Hà Nội và TP Hồ CHí Minh bởi “85% số người lái xe trên đường đi xe máy và số người lái xe máy vi phạm giao thông khá nhiều. Nhưng nếu tính theo số tử vong theo đầu phương tiện thì xe máy lại không nhiều bằng ôtô. Trong vòng gần 10 năm (2001 - 2009), nếu tính theo số người tử vong trên 10.000 phương tiện gây ra tai nạn giao thông ở Hà Nội thì số tử vong trên 10.000 ôtô gây tai nạn cao hơn 5 lần so với số tử vong trên 10.000 xe máy, ở Hà Nội ôtô con chỉ chiếm 10% phương tiện (400.000 ôtô con và 4 triệu xe máy), nhưng đang chiếm 55% diện tích đường và 65% diện tích đỗ”. Những số liệu ông đưa ra đáng để những người hoạch định chính sách phải xem xét.
Về phía người dân, một số người đồng tình với lộ trình của Bộ GTVT. Khi được hỏi ý kiến về dự thảo hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện công cộng, một bác lái xe của bus 25 tán thành: “Đó là ý tưởng rất hay. Một xe bus chứa được trung bình 100 người, tương đương với 50-100 xe máy. Hơn nữa, xe bus chiếm khoảng 25 m2 trong khi mội chiếc xe máy cần 1 - 1.2 m2 để lưu thông trên đường”. Kết quả của một cuộc khảo sát trên VnEpress từ ngày 22.09 đến sang ngày 3.10 như sau:
Dự thảo hạn chế xe cá nhân
Lâu nay ùn tắc giao thông trở thành một vấn nạn bức xúc của nhiều người, nhiều ban ngành trong toàn xã hội. Nhà nước đã có nhiều quy định, văn bản pháp luật nhằm giảm thiểu nạn tắc đường nhưng tất cả chỉ như “gãi không đúng chỗ ngứa”, mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ. Để giải quyết vấn đề trên, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các Bộ, ngành và các địa phương cần triển khai cụ thể, quyết liệt, không hình thức các giải pháp trọng tâm để bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Đồng thời, UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thí điểm ngay việc hạn chế hoặc cấm lưu thông trong thời gian thích hợp đối với xe môtô, xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến phố trong đô thị để rút kinh nghiệm, nhân rộng nếu thấy hiệu quả trong việc giảm ùn tắc giao thông tại 2 Thành phố.
Hiện nay, để triển khai nghị quyết 88/NQ-CP ban hành ngày 24/08/2011, bộ GTVT chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy bạn nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan xây dựng đề án hạn chế và lộ trình cấm xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các đô thị lớn, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2012. Bộ sẽ lấy ý kiến của chuyên gia và người dân để xây dựng đề án.
Trả lời phóng viên báo VnExpress, bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nhận xét: “Việt Nam có hơn 80 triệu dân nhưng tổng cộng ôtô là 1,8 triệu chiếc và xe máy là trên 35 triệu chiếc. Trung bình gần 2 người có một xe máy thì không hạ tầng giao thông nào chịu nổi”. Xuất phát từ nguyên nhân phương tiện cá nhân gây ra ách tắc giao thông, trước hết, Bộ sẽ cấm các xe cá nhân đi vào một số tuyến phố chính, sau đó mở rộng dần. Các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường năng lực vận tải công cộng (xe bus, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao) cũng được thực hiện.
Đồng quan điểm với Bộ trưởng Đinh La Thăng, bí thư Hà Nội - Phạm Quang Nghị cũng cho rằng: “Phải có những biện pháp đồng bộ từ phí, lệ phí và hạn chế những điều kiện để mua xe. Áp dụng cả 2 biện pháp hành chính và kinh tế song song”. Đồng thời, ông so sánh: “Trung Quốc dân số đông, thủ đô lớn, nhưng họ vẫn cấm được xe máy, đó là do ý chí quản lý của mỗi đất nước. Còn mình, nếu thích thoải mái đủ loại phương tiện thì phải chấp nhận việc tắc đường nhiều hơn”.
Xôn xao dư luận
Với từ khóa “hạn chế xe cá nhân”, chỉ trong 0,18 giây, bạn sẽ tìm thấy 30.100.000 kết quả. Con số khổng lồ ấy cho thấy sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội bởi nếu dự thảo ấy đi vào thực tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người dân Việt Nam.
Trên các tờ báo, trang mạng điện tử, nhiều cuộc phỏng vấn lãnh đạo cùng ý kiến của chuyên gia, người dân xuất hiện dày đặc.
Về phía chuyên gia, tiến sỹ Khuất Việt Hùng phản đối ý kiến của ông Phạm Quang Nghị: “Quyết định cấm xe đạp rồi đến xe máy là sai lầm lớn nhất ở Trung Quốc. Tại Hà Nội, chỉ cần ra đường vào giờ cao điểm sẽ thấy xe máy không phải là nguyên nhân gây ùn tắc”. Ông cho rằng xe máy không phải là nguyên nhân chính gây ra ùn tắc và tai nạn ở Hà Nội và TP Hồ CHí Minh bởi “85% số người lái xe trên đường đi xe máy và số người lái xe máy vi phạm giao thông khá nhiều. Nhưng nếu tính theo số tử vong theo đầu phương tiện thì xe máy lại không nhiều bằng ôtô. Trong vòng gần 10 năm (2001 - 2009), nếu tính theo số người tử vong trên 10.000 phương tiện gây ra tai nạn giao thông ở Hà Nội thì số tử vong trên 10.000 ôtô gây tai nạn cao hơn 5 lần so với số tử vong trên 10.000 xe máy, ở Hà Nội ôtô con chỉ chiếm 10% phương tiện (400.000 ôtô con và 4 triệu xe máy), nhưng đang chiếm 55% diện tích đường và 65% diện tích đỗ”. Những số liệu ông đưa ra đáng để những người hoạch định chính sách phải xem xét.
Về phía người dân, một số người đồng tình với lộ trình của Bộ GTVT. Khi được hỏi ý kiến về dự thảo hạn chế xe cá nhân, tăng cường phương tiện công cộng, một bác lái xe của bus 25 tán thành: “Đó là ý tưởng rất hay. Một xe bus chứa được trung bình 100 người, tương đương với 50-100 xe máy. Hơn nữa, xe bus chiếm khoảng 25 m2 trong khi mội chiếc xe máy cần 1 - 1.2 m2 để lưu thông trên đường”. Kết quả của một cuộc khảo sát trên VnEpress từ ngày 22.09 đến sang ngày 3.10 như sau:
Cùng chuyên mục
Bình luận
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tin nổi bật3 ngày trước
(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
Tin nổi bật3 ngày trước
(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Tin nổi bật3 ngày trước
(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.