Ý nghĩa chứa đựng trong mâm xôi ngũ sắc
(Sóng Trẻ) - Xôi ngũ sắc là đặc sản của nhiều dân tộc ở vùng núi phía bắc như Mường, Tày, Thái. Loại xôi này có sức hấp dẫn đặc biệt từ tên gọi “ ngũ sắc”, hình thức bắt mắt cho đến ý nghĩa nhân sinh sâu xa chứa đựng trong nó.
Về cơ bản, xôi ngũ sắc của các dân tộc được làm tương đối giống nhau. Xôi được làm từ loại gạo nếp nn nhất. Đặc biệt ở các vùng núi là nếp nương vì rất thơm nn và dẻo. Xôi có năm màu là màu đỏ, đen, trắng, vàng, xanh hoặc tím. Màu của xôi được chiết từ các lá cây rừng. Màu đỏ được làm từ quả gấc hoặc lá cơm nếp đỏ; màu đen được làm từ lá cơm nếp đen; màu vàng được chiết từ nước nghệ tươi còn màu xanh được làm từ lá gừng hoặc lá dứa rừng.
Bà Triệu Thị Hào người dân tộc Tày ở Yên Bái chia sẻ về cách đồ xôi: “Nếu muốn được một chõ xôi thơm nn nài các nguyên liệu đã chuẩn bị kĩ thì chõ đồ xôi cũng phải chọn loại chõ được làm từ gốc cây dừa hoặc gốc các thân cây to được người dân tộc chế tạo ra. Có như vậy thì chõ xôi hết sức thơm nn”.

Đĩa xôi ngũ sắc thơm nn, hấp dẫn
Đặc biệt, năm màu của loại xôi này tượng trưng cho “ ngũ hành” trong vũ trụ là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Màu đỏ tượng trưng cho hỏa; màu đen là màu của thủy; màu trắng tượng trưng cho kim; màu vàng là màu của thổ còn màu xanh là tượng trưng cho mộc. Chính vì ý nghĩa này mà trong các ngày lễ quan trọng của dân tộc mình, người ta thường làm mâm xôi ngũ sắc để cúng mong cho trời đất được yên bình, mưa thuận gió hòa, gia đình làm ăn ngày càng phát đạt.

Mâm xôi cúng trong ngày lễ của người Tày
Nguyễn Thị Phương Lan
Lớp phát thanh k31
Ảnh: internet.
Cùng chuyên mục
Bình luận