“Chui hầm” giữa lòng Hà Nội: Mô hình Địa đạo Vĩnh Linh sống động tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

(Sóng trẻ) - Sau thành công vang dội của bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”, mô hình địa đạo Vĩnh Linh tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Hà Nội) đã trở thành điểm tham quan được nhiều bạn trẻ tìm đến để tìm hiểu về những năm tháng kháng chiến.

img_2019.jpg

Mô hình Địa đạo Vĩnh Linh tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. (Ảnh:Minh Ánh)

Hành trình ngược dòng ký ức qua từng mét hầm địa đạo

Không cần phải về Quảng Trị hay Củ Chi, khách tham quan đã có thể trực tiếp “chui hầm” và cảm nhận phần nào cuộc sống chiến đấu gian khổ của quân dân Vĩnh Linh qua mô hình địa đạo được tái hiện công phu tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Đây là một phần của không gian triển lãm “Phụ nữ trong lịch sử”, nơi những câu chuyện về sự kiên cường, sáng tạo và đóng góp thầm lặng của phụ nữ thời chiến được tái hiện sinh động. Khu trưng bày Địa đạo Vĩnh Linh không chỉ mang tính trực quan, mà còn mang đến một trải nghiệm cảm xúc mạnh mẽ, nhất là với thế hệ trẻ vốn quen với lịch sử qua sách vở hoặc phim ảnh.

img_2035.jpg
Nhiều bạn trẻ đến tham quan và tìm hiểu về cuộc sống tại Địa đạo. (Ảnh:Minh Ánh)

 

 

Khu trưng bày Địa đạo Vĩnh Linh được thiết kế dưới dạng mô hình, cho phép khách tham quan trực tiếp “chui hầm” cũng như cảm nhận một phần nhỏ không gian sống và chiến đấu trong lòng đất – nơi từng là nơi trú ẩn, vận chuyển vũ khí và nuôi giấu cán bộ trong thời chiến. Không còn là những thước phim tái hiện qua màn ảnh, mô hình địa đạo dù nhỏ nhưng đủ để tạo ra cảm giác ngột ngạt, tối tăm và hồi hộp cho những ai ghé thăm. 

Kết hợp đa dạng các loại hình truyền tải đa phương tiện như ảnh chụp tư liệu, tranh vẽ, video phóng sự cùng những hiện vật như hòm đạn, sách vở, bát đũa… khu trưng bày mở ra không gian lịch sử sống động, đầy đủ cả hình ảnh, âm thanh lẫn câu chuyện cá nhân chạm đến trái tim người xem.

Phía bên trong mô hình, các hiện vật được sắp xếp một cách khéo léo và tỉ mỉ để du khách có cơ hội chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu về những vật dụng quen thuộc của người dân trong kháng chiến. Toàn bộ vật trưng bày đều có niên đại đến hàng chục năm và được bảo quản kỹ lưỡng, mang đến cảm giác chân thực cho người xem. 

img_2029.jpg
Những dấu ấn lịch sử đã và đang được bảo tàng lưu giữ cẩn thận. (Ảnh:Minh Ánh)

 

 

 

 

 

 

 

Phía bên trong mô hình địa đạo, các hiện vật được sắp xếp một cách khéo léo và tỉ mỉ để du khách có cơ hội chiêm ngưỡng cũng như tìm hiểu về những vật dụng quen thuộc của người dân trong kháng chiến. Toàn bộ vật trưng bày đều có niên đại đến hàng chục năm và được bảo quản kỹ lưỡng, mang đến cảm giác chân thực cho người trải nghiệm. 

img_2042.jpg
Hiện vật hòm đạn và nhật ký của bà Lê Thị Xưng. (Ảnh:Minh Ánh)

 

Góc nhìn nhân văn về chiến tranh và hòa bình

Một điểm đặc biệt khác của khu trưng bày là sự tập trung vào đời sống thường nhật dưới lòng đất – từ đào hầm, học chữ, chăm sóc trẻ em đến tổ chức lớp học mẫu giáo – tất cả hiện lên qua từng bức ảnh, bức tranh cũng như từng dòng ghi chú. Những mảnh ghép đời thường ấy làm nổi bật khía cạnh nhân văn của chiến tranh – nơi con người vẫn sống, yêu thương và gìn giữ tương lai giữa bom đạn. Hơn hết, sự xuất hiện của các chiến sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng trong đoạn video phóng sự cũng là lời nhắc nhở người xem về việc gìn giữ và trân trọng những giá trị lịch sử, lòng yêu nước và sự hy sinh thầm lặng đã làm nên độc lập, hòa bình cho hôm nay.

“Những chi tiết rất nhỏ từ chiếc nôi trẻ em, những bức thư tay đến hình ảnh các em học sinh mẫu giáo, em thấy chúng rất đắt giá. Nó khiến lịch sử không còn là những cột mốc hay con số khô khan, mà là những câu chuyện thật, việc thật mà thế hệ cha ông ta từng trải qua.” Bạn Nguyễn Mai Anh, sinh viên năm 3 trường Đại học Hà Nội, chia sẻ sau khi tham quan khu trưng bày. 

img_2045.jpg
Hình ảnh cô giáo đang hướng dẫn các cháu mẫu giáo xuống hầm địa đạo tại xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh, Quảng Trị, 3/1968. (Ảnh:Minh Ánh)

Khu trưng bày Địa đạo Vĩnh Linh nằm trong Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hà Nội) là một điểm đến lý tưởng cho thế hệ trẻ có thêm cơ hội tìm hiểu về lịch sử theo một cách sống động, như một cách nhắc nhớ lớp trẻ về lòng yêu nước và tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật4 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN