“Mác” nhà Hoàn Kiếm: Phía sau vỏ bọc hào nhoáng

(Sóng trẻ) - Ẩn sau vẻ hào nhoáng của những ngôi nhà khang trang nơi phố cổ Hoàn Kiếm, nhiều hộ dân sống trong những con ngõ hẹp, sâu hun hút luôn phải đối mặt với vô vàn mối nguy hại mỗi ngày.

Quận Hoàn Kiếm, với những con đường đông đúc và nhộn nhịp của khu phố cổ, từ lâu đã được xem là biểu tượng đặc trưng của trung tâm Hà Nội. Thế nhưng, phía sau mặt tiền sầm uất với những cửa hàng kinh doanh tấp nập, một thực tế khác hiện ra: những con ngõ nhỏ hẹp, tối tăm và chật chội, khiến cuộc sống của nhiều người dân còn nhiều khó khăn và bất cập. 

 Phía sau sự sầm uất của phố cổ. (Ảnh: Quân Trần)
Phía sau sự sầm uất của phố cổ. (Ảnh: Quân Trần)

Tọa lạc trên con phố đắc địa của Thủ đô, sâu trong con ngõ 61 Đinh Tiên Hoàng là nơi cư ngụ của hàng chục hộ dân. Chiều rộng con ngõ khiêm tốn, chỉ vừa khoảng 1-2 người, hai bên lối đi là những ngôi nhà san sát nhau. Suốt chiều dài con ngõ là con đường thẳng tối đen cùng với mùi hôi thối bốc lên từ những nhà vệ sinh đặt ngay giữa các ngôi nhà tạm bợ. 

Nhiều mảng tường cũ kĩ, bong tróc phản ánh cơ sở vật chất xuống cấp trong các ngõ nhỏ tại quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Quân Trần)
Nhiều mảng tường cũ kĩ, bong tróc phản ánh cơ sở vật chất xuống cấp trong các ngõ nhỏ tại quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Quân Trần)

Bà Nguyễn Thị Hoa (50 tuổi, Hà Nội), một người dân sống trong con ngõ 25 Hàng Bạc chia sẻ: “Nhà tôi nằm sâu trong ngõ, mỗi lần mưa to là nước tràn vào nhà. Đồ đạc ướt hết, mà không biết kêu ai. Cứ phải tự xoay xở thôi”. 

Vì cuộc sống mưu sinh, người dân nơi đây buộc phải ở lại những căn gác xép lụp xụp hay những căn nhà tập thể cũ đã hết niên hạn. Những ngôi nhà này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về cơ sở hạ tầng xuống cấp. Hệ thống điện, nước nhiều bất cập dẫn đến thiếu thốn về tiện ích đời sống. Minh chứng trong những ngày trời mưa lớn, hệ thống thoát nước yếu kém làm cho con ngõ trở nên ngập úng và tê liệt. 

Phía trên trần con ngõ với hệ thống dây điện chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. (Ảnh: Quân Trần)
Phía trên trần con ngõ với hệ thống dây điện chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn. (Ảnh: Quân Trần)

Ông Nguyễn Văn Minh (60 tuổi, Hà Nội), người dân đã sống hơn 50 năm trong ngõ 45 Đinh Tiên Hoàng cho biết: “Nhà ở trong ngõ nhỏ ít nhiều tiềm ẩn rủi ro không mong muốn, trong trường hợp có cháy nổ sẽ khó tìm ra được lối thoát ra ngoài. Nhiều ngõ có đến 15 hộ sinh sống, có nhà nhiều tầng và mỗi tầng là một hộ, rất nguy hiểm khi có sự cố”.

Cùng chung nỗi khổ với ngõ 61 Đinh Tiên Hoàng, các con phố xung quanh như Hàng Bè, Mã Mây, Gia Ngư cũng được ghi nhận nhiều tình trạng nhà bé, lụp xụp trong những con ngõ nhỏ, tối tăm, thậm chí ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến. Những ngôi nhà trong các con ngõ này phần lớn đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là khi xảy ra cháy nổ. 

Người dân tận dụng lối đi làm nơi xếp đồ đặc để tối ưu diện tích trong nhà. . (Ảnh: Quân Trần)
Người dân tận dụng lối đi làm nơi xếp đồ đạc để tối ưu diện tích trong nhà. (Ảnh: Quân Trần)

Một số hộ gia đình do diện tích nhà quá chật chội, đành phải xếp đồ đạc la liệt ở đầu ngõ, từ xoong nồi, chậu rửa, rổ rá cho đến cả bình ga. Tình trạng này không chỉ gây cản trở lối đi mà còn làm tăng thêm nguy cơ mất an toàn cho cả con ngõ. Ngõ đã nhỏ, đã chật nay càng chật hơn, gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạt.

Chia sẻ về lý do phần lớn người dân vẫn lựa chọn sinh sống mặc dù nguy nhiều hiểm nguy, ông Lê Sỹ Quyết (44 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ: “Với người dân, khu vực Hồ Hoàn Kiếm là một trong những địa điểm có giá trị kinh tế và văn hóa hàng đầu. Dù đã trải qua nửa thập kỷ kinh doanh tại đây, nhiều người vẫn kiên trì bám trụ vì cuộc sống mưu sinh”.

Nhiều con ngõ, hẻm khác có tình cảnh tương tự tại quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Quân Trần)
Nhiều con ngõ, hẻm khác có tình cảnh tương tự tại quận Hoàn Kiếm. (Ảnh: Quân Trần)

Ông Ninh Văn Hợi (66 tuổi, Hà Nội) tâm sự: “Với những người làm công nhân hay chạy xe ôm như chúng tôi, kiếm được đồng tiền không hề dễ dàng. Mặc dù những ngôi nhà nhỏ trong ngõ có nhiều bất tiện, nhưng với mức thu nhập hiện tại, chúng tôi buộc phải chấp nhận tiếp tục bám trụ. Đó là thực tế mà nhiều người như chúng tôi đang phải đối mặt”. Ông hy vọng sau này, các con ngõ có thể được nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng để bớt được phần nào sự tồi tàn và ẩm thấp cho căn nhà.

Chị Danh Nguyễn Ngọc Nhung (19 tuổi, Cần Thơ), một du khách ghé thăm quan và đi du lịch tại Hà Nội cho rằng: “Tôi thấy ở Hà Nội có rất nhiều ngõ nhỏ, mang đậm chất xưa. Tuy nhiên việc người dân phải sinh hoạt trong không gian hẹp sẽ dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là về đường hô hấp”. 

Những ngôi nhà trong các con ngõ nhỏ ở khu phố cổ hiện đang tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng về điều kiện sống. Hầu hết các ngôi nhà này có tuổi đời cao, hệ thống điện đã cũ kỹ và xuống cấp. Bên cạnh đó, việc thiếu hệ thống thoát hiểm đạt tiêu chuẩn và hệ thống phòng cháy chữa cháy đồng bộ càng làm tăng thêm rủi ro về an toàn. Không gian sống chật hẹp, thiếu ánh sáng và thông gió cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Những yếu tố này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc cải thiện điều kiện sống và đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực. 

Việc giải quyết bài toán nhà ở chật hẹp tại quận Hoàn Kiếm không chỉ là vấn đề về điều kiện sống, mà còn là câu chuyện của quá trình đô thị hóa và phát triển bền vững trong tương lai. Chính quyền và người dân đang ra sức giải quyết những bất cập tồn đọng nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của quận, xứng đáng với vai trò “trung tâm” Thủ đô.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN