“Ngôi nhà” dạy nghề cho người yếu thế

(Sóng trẻ) - “Bệnh viện đồ da” là nơi tiếp nhận, đào tạo và tạo việc làm cho những đứa trẻ lang thang, người có hoàn cảnh khó khăn… từ đó “mái ấm” đồ da được dần trở thành “nhà” cho nhiều người yếu thế. 

Để thuần thục các khâu trong phục chế đồ da, nhân viên của Bệnh viện đồ da cần được đào tạo trong 6 - 9 tháng. Trong thời gian này học viên sẽ được tìm hiểu về các loại da, dụng cụ và hóa chất chuyên dụng, được học về kỹ thuật khâu và vá da, làm sạch và bảo dưỡng… 

Tuy nhiên, tại đây không mở lớp học nghề theo đợt khu xưởng được nhiều người gọi là “nhà” là địa điểm cung cấp nơi ở và dạy nghề cho những người yếu thế. “Mái ấm” đồ da trở thành một nơi cưu mang những trái tim chắp vá lại với nhau, anh Văn Phúc - người sáng lập Bệnh viện đồ da chia sẻ thêm: “Bệnh viện đồ da sẽ chỉ là một cái nôi giúp đỡ các bạn có một công việc sau đó, các bạn ấy đi như thế nào phụ thuộc vào chính đôi chân của các bạn”. 

Từ nơi làm việc trở thành “ngôi nhà”

Những mảnh đời đến với Bệnh viện đồ da, đa số là những mảnh đời tha hương. Phần lớn họ đến từ miền quê, mang hy vọng đổi đời nơi phố thị qua các công việc như: đánh giày, chạy xe ôm. Dẫu là cơ sở chuyên chăm sóc đồ da có tiếng tại Hà Nội song không có khái niệm giữa sếp và nhân viên. Những người đến "ngôi nhà chung" đều từng kiếm sống trên hè phố nên khi làm việc cùng nhau các thành viên coi nhau như người một nhà. 

Đình Thái - thành viên nhỏ tuổi nhất của Bệnh viện đồ da tâm sự: “ Mình buộc phải nghỉ học từ năm lớp 11 vì biến cố gia đình, may mắn được giới thiệu đến Bệnh viện đồ da, sau 5 năm gắn bó mình coi đây như là một ngôi nhà để tiếp tục cống hiến năng lực của mình”.   

Đình Thái thường dành số tiền lương của mình để phụ giúp gia đình (Ảnh: Thanh Bình)
Đình Thái thường dành số tiền lương của mình để phụ giúp gia đình (Ảnh: Thanh Bình)

 

Từ những hoàn cảnh khó khăn giống nhau, những câu chuyện đặc biệt từ chặng đường mưu sinh của từng người trở thành sợi keo gắn kết tập thể lại với nhau. “Bên mình từ có một  thành viên nữ là nạn nhân của nạn buôn người, từng mất niềm tin vào cuộc sống. Khi đến với cơ sở bên mình bạn có hơi nhút nhát và rụt rè, nhưng sau thời gian gắn bó với xưởng thì đã cởi mở hơn rất nhiều và hiện tại đã có công việc ổn định”, anh Văn Phúc, kể về người có câu chuyện làm anh cảm động và đáng nhớ nhất. 

Các thành viên tại Bệnh viện đồ da thời gian đầu thường gặp nhiều khó khăn khi học hỏi bài bản, vì phong cách đường phố tự do cũng như chưa có sự chủ động tìm hiểu về nghề. Chính vì thế, số lượng người yếu thế tại xưởng không quá nhiều người sáng lập Bệnh viện đồ da mong muốn khi đến đến “mái ấm phải xuất phát từ tự nguyện và mong muốn phát triển.

Ngoài thời gian làm việc, những thành viên trong xưởng cũng thường dành thời gian để ăn uống, trò chuyện cùng nhau. Dù công việc đòi hỏi sự tập trung cao nhưng với mức lương ổn định và tinh thần nỗ lực cùng nhau đã giúp môi trường làm việc của Bệnh viện đồ da trở nên gắn kết và năng động. Căn xưởng dù đầy ắp những âm thanh của tiếng máy khâu, tiếng phun sơn, tiếng đóng đinh chói tai… nhưng khi đứng ở xa nhìn vào, họ vẫn làm việc với nụ cười trên môi và tâm huyết với công việc. 

Từ “ngôi nhà” trở thành bệ phóng

“Mái ấm” tại Hà Nội giúp anh có niềm tin mở rộng quy mô của Bệnh viện đồ da. “Tôi luôn ao ước được mở rộng mô hình này để giúp đỡ được cho nhiều người yếu thế, không chỉ ở trong nội thành Hà Nội mà lan đến các tỉnh khác trong TP. Hồ Chí Minh và cách tỉnh miền trung” anh Văn Phúc hào hứng chia sẻ.  

Đến với Shark Tank để kêu gọi 500 triệu đồng cho 8% cổ phần, anh Văn Phúc dự định dùng số tiền này mở một cơ sở Bệnh viện Đồ Da mới tại TP.HCM, từ đó có thể giúp đỡ được nhiều người yếu thế hơn, đặc biệt ở Tây Nguyên bởi đây là khu vực có rất nhiều bạn trẻ dễ bị dụ dỗ.

Được Shark Tank đầu tư, ước mơ mở Bệnh viện Đồ Da tại TP.HCM thành hiện thực (Ảnh: Shark tank 7)
Được Shark Tank đầu tư, ước mơ mở Bệnh viện Đồ Da tại TP.HCM thành hiện thực (Ảnh: Shark tank 7)

 

Xúc động trước tấm lòng và cách làm việc nhân văn của startup Bệnh viện đồ da, Shark Minh Beta đã rút ngay Vé vàng 500 triệu trao tặng cho Bệnh viện đồ da. Đồng thời, Chủ tịch Beta Group cũng mời Shark Hưng, Shark Phi Vân, Shark Thái tham gia vào thương vụ này.

Người thợ đầu tiên cơ sở TP. Hồ Chí Minh là anh Bắc (33 tuổi) nhưng đã có gần 30 năm sống lang thang ở vỉa hè, góc phố. Thời gian trước anh Bắc từng xin việc ở Đồng Nai nhưng làm được vài tháng thì bị quỵt tiền, anh phải bán chiếc căn cước công dân của mình để lấy tiền trả nợ phòng trọ, lăng bạt nơi phố thị. Được giới thiệu đến Bệnh viện đồ da đầu tiên tại miền nam, anh Văn Phúc chia sẻ “Khi về với Bệnh viện đồ da, Bách hãy coi đây như là một gia đình của mình, chúng ta sẽ cùng nhau sống, cùng nhau làm việc và chia sẻ những khó khăn”. 

Bệnh viện đồ da được ấp ủ hình thành từ 2015, tuy nhiên đến 2018 Viết Chiến và Văn Phúc mới có đủ vốn để làm. Cả hai đều đến từ những vùng quê lên thủ đô với hy vọng thoát nghèo. Từ những công việc tay chân tại quanh khu Mỹ Đình để trang trải cuộc sống, hai mảnh đời gặp nhau và tạo nên Bệnh viện đồ da như ngày hôm nay. Sau hơn 6 năm hoạt động, trung bình  mỗi tháng, xưởng nhận sửa khoảng 20-30 bộ với mức giá hàng trăm triệu đồng, “Bệnh viện” đã có gần 50 người yếu thế trở thành những công nhân có tay nghề tại nhiều xưởng da khác nhau, với mức lương ổn định hàng tháng từ 9 - 15 triệu đồng. Với cơ sở dần được hình thành trong TP Hồ Chí Minh, “ngôi nhà” cho người yếu thế từng bước đến với nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn muốn làm lại cuộc đời.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xử phạt đối với xe ôtô chở trẻ em không có thiết bị an toàn

Xử phạt đối với xe ôtô chở trẻ em không có thiết bị an toàn

Tin nổi bật23 phút trước

(Sóng trẻ) - Theo dự thảo nghị định của Bộ Công an, chở trẻ em trên ôtô không có thiết bị an toàn bị phạt 800.000 - 1 triệu đồng, áp dụng từ 1/1/2026.

4 biểu tượng nghệ thuật tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

4 biểu tượng nghệ thuật tại Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 giới thiệu bốn công trình biểu tượng độc đáo, kết hợp giữa nghệ thuật, văn hóa và sự sáng tạo. Mỗi công trình là sự giao thoa giữa di sản truyền thống và tinh thần đổi mới, mang đến những dấu ấn đặc sắc

Công nương Nhật Bản Yuriko qua đời ở tuổi 101

Công nương Nhật Bản Yuriko qua đời ở tuổi 101

Tin nổi bật3 giờ trước

(Sóng trẻ) - Công nương Nhật Bản Yuriko, vợ của Hoàng thân Mikasa, đã qua đời ở tuổi 101 vào ngày 15/11 tại Tokyo, sau một thời gian sức khỏe suy yếu, theo thông báo từ Cơ quan Nội chính Hoàng gia.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN