Gỗ Lũa, nâng tầm đồ tái chế
(Sóng trẻ) - Chúng ta luôn nghĩ những gì tái chế chỉ đơn giản là đồ sử dụng lại, nó khá tầm thường và bình thường. Nhưng thực chất, mỗi đồ vật đều có một vẻ đẹp khi con người bỏ công sức sáng tạo và tình yêu vào đó. Đồ tái chế cũng vậy. Trên nền tảng là những thứ bỏ đi, đã chết nhưng gỗ tái chế - gỗ Lũa là một trong những vật phẩm của tinh hoa nghệ thuật.
Tái chế? Bảo vệ môi trường?
Khi bảo vệ môi trường, chúng ta thường nghĩ đến tái chế kim loại, thủy tinh, nhựa… và ít để ý hơn đến đồ gỗ. Nhưng đâu biết rằng, đồ gỗ là thứ có thể tái chế. Một khi đã tái chế được thì nó không đơn thuần mang giá trị bảo vệ môi trường mà còn đem lại hiệu quả kinh tế và giá trị thẩm mỹ rất cao. Gỗ lũa – một trong những sản phẩm tái chế đã góp phần nâng tầm giá trị đồ tái chế, thổi hồn sắc Việt.
Nói một cách đơn giản tái chế là một trong những hành động có ích giúp chúng ta có thể thực hiện để bảo vệ môi trường. Tái chế là quá trình thu m các vật liệu bỏ đi và xử lý để biến chúng thành đồ mới có thể sử dụng lại.
Gỗ lũa – vật phẩm đỉnh cao của tái chế
Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Khi tất cả các phần khác của thân cây bị phân hủy tự nhiên bởi chiều dài của thời gian, bởi sự tác động của không gian như: xói mòn của mưa, nắng, bị phân hủy bởi tác động sinh học như mối, mọt… thì vẫn còn tồn tại phần lõi gỗ. Những phần lõi gỗ cuối cùng của thân cây không thể bị phân hủy đó được gọi là lũa.
Đặc trưng của gỗ lũa là rất cứng, không bao giờ bị mối mọt xâm hại, không thể bị phân hủy. Lũa là thể thống nhất của rỗng và đặc, của cứng và mềm, của tan rã và trường tồn, nếu được thiết kế kết hợp hài hòa giữa các loại gỗ, hay các phong cách hoặc vật liệu thủ công khác sẽ tạo thành một không gian thống nhất của con người và thiên nhiên. Chính vì vậy, dù là vật tái chế nhưng gố lũa luôn được các đại gia, những người yêu nghệ thuật săn đón.
Gố lũa ( nguồn Luaart.net)
Khi một gốc thân cây chết bị vứt đi, phân hủy nếu không được “để mắt” đến thì nó mãi mãi vẫn chỉ là một vật bỏ đi, phế thải. Nhưng nó sẽ biến thành triệu đô khi con người biết sáng tạo và nâng niu.
Sự bén duyên vô tình
Với đam mê thích cắm hoa, đặc biệt là nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản IKEBANA chị Thu Hiền(founder của L.U.A) đã đi qua Nhật để tìm những bình hoa mới, lạ và độc. Qua tìm hiểu, chị Hiền thấy có rất nhiều loại bình làm từ nhiều các vật liệu khác nhau: thủy tinh, sứ, sắt, thép…tất cả đều có nhưng chỉ mỗi bình hoa làm bằng gỗ là không có.
Chị Hiền chia sẻ: “Tôi đi nhiều nơi để tìm hiểu các loại bình bởi tôi yêu thích cắm hoa và tôi đã phát hiện ra ở Nhật và nhiều nơi khác không có bình hoa làm bằng gỗ. Bởi người Nhật cho rằng chặt cây phá rừng là một điều gì đấy rất kiêng kị. Mặc dù gỗ rất thân thiện môi trường, có nhiều màu và đường vân đẹp thích hợp để kết hợp với các loại hoa. Lí do là bởi họ tôn trọng môi trường, luôn bảo vệ môi trường và yêu thiên nhiên.”
Nhưng với tình yêu và niềm đam mê của mình chị Hiền không dừng lại ở đấy, chị về Việt Nam với mong muốn tìm hiểu tiếp các loại bình mới, lạ và đẹp. Chị cho rằng, thủ công mỹ nghệ Việt có thể làm tất cả mọi thứ chứ không cần phải bỏ ra một số tiền để đi mua các bình hoa từ nước nài.
Chị tìm hiểu về tre nhưng thấy rất nhiều hạn chế, nó không thể đa dạng về kiểu loại vì chỉ có hình một ống đứng, dễ bị nấm mốc với cái khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam, cũng gây ảnh hưởng môi trường nếu mình chặt phá diện tích tre quá lớn...Xong chị lại nghĩ đến gỗ. Mong muốn làm bình hoa bằng gỗ nhưng vẫn đảm bảo không chặt phá rừng, không ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên mà vẫn giữ được một không gian xanh.
“ Vô tình tôi phát hiện ra Lũa – phần lõi của các gốc cây cổ thụ lâu năm đã chết không phân hủy được trong một lần đi tình nguyện ở rừng. Và đây chính là điều tôi đang tìm kiếm.” Chị Hiền cho biết thêm: “Để tìm thấy những gốc gỗ lũa như này rất khó khăn, nó thường ở dướt đất, sông suối…nên việc tìm kiếm rất vất và hiếm. Nếu như mình không biết tận dụng, tái chế lại các lõi gỗ này thì nó cũng vô dụng, thậm chí là ảnh hưởng đất canh tác của người dân. Chính vì thế, nên tôi mới thuê nhân công và các thợ chế tác đi tìm kiếm m nhặt để giúp chúng được tái chế, có một đời sống mới, trở nên hữu ích.”
Lũa rất đặc biệt. Nó không đơn giản chỉ là lõi một gốc cây. Nó được tái chế sử dụng tạo nên những bình hoa có một không hai, độc bản. Bởi mỗi khúc lõi gỗ tìm thấy nó sẽ mang một kiểu dáng, hình thù khác nhau, không bao giờ có cái lặp lại. Bằng sự sáng tạo của mình, tùy vào mỗi hình dạng của lũa mà chị Hiền tạo ra nhiều kiểu dáng. Nó có thể là một bình hoa, bàn lũa, đèn lũa epoxy…đặc biệt là “tiểu cảnh thiền”.
BÌnh lũa vàng tâm, bình lũa thường( nguồn Luaart.net)
Đèn lũa( nguồn Luaart.net)
Tiểu cảnh thiền( nguồn Luaart.net)
Phải những ai chơi cây cảnh, thích đồ độc hay tìm hiểu phong thủy mới biết được gỗ lũa là một trong những sản phẩm giúp hài hòa âm dương, đem lại nhiều sinh khí tốt lành trong gia đình. Nó được ngâm mình lâu năm trong tự nhiên nên luôn mang một năng lượng tích cực.
Là một sản phẩm tái chế nhưng lũa lại khẳng định được vị trí của mình bằng vẻ đẹp độc đáo cùng với sự góp sức sáng tạo của con người. Vừa bảo vệ môi trường, vừa không ảnh hưởng đến thiên nhiên nhưng lại mang đến những giá trị tuyệt phẩm.
Nguyễn Thương
Cùng chuyên mục
Bình luận