10 công trình "khủng" hứa hẹn hoàn thành trong năm 2020
(Sóng trẻ) - Năm 2019, ngành kiến trúc ghi nhận nhiều thành tựu: hoàn thành tòa nhà cao nhất Châu Phi; mở thành công cửa hàng dưới nước đầu tiên ở Châu Âu. Năm 2020, bắt đầu một thập kỉ mới thế giới sẽ được chứng kiến sự phát triển vượt bậc của kiến trúc: từ bảo tàng và tòa nhà chọc trời, đến một khách sạn có lỗ hổng, … Theo tổng hợp của CNN đây là những tòa nhà được mong đợi sẽ mở cửa hoặc hoàn thành vào năm 2020.
Vancouver house, Vancouver, Canada
Với hình dáng xoắn hình tam giác trên đỉnh là hình chữ nhật, dường như bất chấp các định luật kỹ thuật khi nhìn từ xa. Đó chính xác là sự lập dị mà chúng ta mong đợi từ Bjarke Ingels - kiến trúc sư người Đan Mạch. Dốc trượt tuyết được xây dựng trên đỉnh một nhà máy điện ở Copenhagen cũng là sản phẩm của kĩ sư Bjarke Ingels. Vancouver House là một phản ứng thông minh đối với các hạn chế và quy định khác nhau giới hạn kích thước dấu chân của tòa tháp ở trung tâm thành phố Vancouver.
Trung tâm Zendai Himalayas Nam Kinh, Nam Kinh, Trung Quốc
Lấy cảm hứng từ những bức tranh "shanshui" truyền thống của Trung Quốc (nghĩa đen là "núi và nước"), những sáng tạo của hòa quyện thiên nhiên với môi trường. Công trình phát triển mới rộng gần 10 ha tại thành phố Nam Kinh chắc chắn là sự hiện thực hóa tham vọng nhất của khái niệm "thành phố phong thủy" của kiến trúc sư Ma Yansong.
Màu trắng không đều tạo của các tòa tháp của trung tâm mang lại bề nài như những dãy núi tuyết, phù hợp với triết lý của MAD: “kết hợp giữa con người và thiên nhiên”. Dưới mặt đất của công trình là 6 khu vực riêng được kết nối với nhau bằng những con suối nhân tạo và cầu đi bộ.
Powerhouse Telemark, Porsgrunn, Na Uy
Năm 2019, Snøhetta gây chú ý trên toàn cầu khi nhà hàng dưới nước đầu tiên tại châu Âu của công ty này khai trương tại Na uy. Tuy nhiên, hãng thiết kế này cũng nổi tiếng với những công trình ít phát thải carbon và thậm chí trong dài hạn, còn tạo ra nhiều năng lượng hơn so với tiêu thụ - còn gọi là "năng lượng dương".
Công trình "năng lượng dương" gần đây nhất của công ty này là Powerhouse Telemark, nằm ở bên bờ sông Porsgrunn ở Na Uy. Tòa nhà này được phủ gần như hoàn toàn bằng các tấm quang điện và sử dụng vật liệu tài chế từ những công trình được phá dỡ tại địa phương . Nài ra, hình dáng viên kim cương cũng giúp tòa nhà tối đa hóa hấp thụ năng lượng mặt trời.
Tân Bảo tàng Tây Australia, Perth, Australia
Khi thiết kế bảo tàng nằm ở khu vực đầy những công trình lịch sử, hai hãng kiến trúc Hassell và OMA đối mặt với một nhiệm vụ đầy thách thức: xây dựng một bảo tàng của thế kỷ XXI nhưng vẫn bảo tồn được những di sản xung quanh. Kết quả là một công trình sáng tạo đương đại đầy ấn tượng, hòa hợp với kiến trúc xung quanh – những tòa nhà có từ giữa thế kỷ XIX.
Đại Bảo tàng Ai Cập, Cairo, Ai Cập
Dù đã có mặt trong danh sách thường niên này của CNN hai năm trước, đến nay, Đại Bảo tàng Ai Cập vẫn chưa mở cửa. Công trình có vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD này dự kiến khai trương trong năm nay. Đây sẽ là nơi trưng bày hàng chục nghìn hiện vật khảo cổ, trong đó có toàn bộ những thứ khai quật được từ ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun.
Bảo tàng rộng hơn 483.000 m2 này được kỳ vọng sẽ giúp vực dậy ngành du lịch Ai Cập sau cuộc cách mạng vào năm 2011. Được giới thiệu 15 năm trước, bảo tàng này sẽ mang đến cái nhìn toàn cảnh về các kim tự tháp vĩ đại và cao nguyên Giza.
Sân bay Berlin Brandenburg, Berlin, Đức
Dù có mặt trong danh sách này nhưng trên thực tế, thiết kế sân bay Brandenburg mới của thành phố Berlin đã được giới thiệu từ gần một thập kỷ trước. Sau nhiều năm bị trì hoãn, trung tâm giao thông mới của thủ đô nước Đức dự kiến sẽ mở cửa vào năm 2020. Nhà ga của sân bay này nằm giữa hai đường băng song song với nhau, được thiết kế tượng trưng cho di sản kiến trúc của khu vực.
Opus, Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Hơn 3 năm sau khi qua đời, kiến trúc sư lừng danh Zaha Hadid vẫn tiếp tục để lại dấu ấn tại các thành phố trên thế giới với những công trình với thiết kế cong táo bạo.
Opus, lần đầu được kiến trúc sư Hadid giới thiệu vào năm 2007, trông giống một hình lập phương bằng kính với một lỗ thủng ở một góc và phình ra ở ở các góc. Tuy nhiên, khi nhìn kỹ sẽ thấy rằng đây là hai tòa tháp riêng biệt được nối với nhau ở 4 tầng dưới cùng và một cây cầu đi bộ ở phía trên. Tất cả nội thất, văn phòng và hệ thống nhà hàng đều do kĩ sư Hadid thiết kế. Dù chỉ cách tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa 1 km nhưng Opus vẫn nổi bật với thiết kế độc đáo.
1000 Trees, Thượng Hải, Trung Quốc
Kiến trúc sư người Anh Thomas Heatherwick chưa bao giờ ngừng tham vọng và một trong những công trình mới nhất của ông là tòa nhà 1000 Trees - như một ngọn núi phủ đầy cây ngay giữa đô thị Thượng Hải. Có diện tích gần 300.000 m2, tòa nhà này trải dài bên một bờ sông và có kết cấu hình cột giúp trồng được nhiều cây xanh.
Bảo tàng M+, Hồng Kông
Nằm trên vùng đất rộng lớn được khai hoang ở cảng Victoria của Hồng Kông, Quận Văn hóa Tây Cửu Long được hình thành trong hơn 20 năm qua. Nhiều công trình văn hóa dự kiến sẽ được mở tại đây, trong đó được chờ đón nhất là Bảo tàng M+, nơi sẽ trưng bày một trong những bộ sưu tập nghệ thuật đương đại ấn tượng nhất châu Á. Bảo tàng M+ được thiết kế bởi hãng kiến trúc Thụy Sỹ Herzog & De Meuron, có cả kết cấu dọc và ngang tạo thành một chữ "T" ngược.
Gian hàng Singapore tại Triển lãm Dubai Expo 2020, Dubai, UAE
Từ tháng 10/2020, Dubai Expo 2020 sẽ đón hàng trăm gian hàng từ các quốc gia tham dự triển lãm, xây dựng trong và quanh Dubai. Dự kiến sẽ có nhiều công trình kiến trúc ấn tượng, từ rạp hát bằng gỗ hình tròn của Canada cho tới công trình hình nón đan vào nhau của Áo.
Tuy nhiên, được kỳ vọng nhất có lẽ là ý tưởng tham vọng của Singapore với một ốc đảo ngay giữa sa mạc Ả Rập. Gian hàng của nước này sẽ mang không gian xanh dày đặc tới UAE với những tán cây dẫn khách tham qua qua các khu vườn treo đầy cây xanh, bụi rậm và hoa lan. WOHA - hãng kiến trúc đứng sau công trình này, cho biết: gian hàng sẽ có năng lượng cân bằng trong suốt thời gian diễn ra triển lãm - năng lượng tạo ra tương đương với hấp thụ.
Kim Duyên (Theo CNN)
Cùng chuyên mục
Bình luận