30 ngày "sống' trong môi trường làm Báo

(Sóng trẻ) Với mỗi sinh viên Báo chí, kỳ kiến tập trong gần 30 ngày là cơ hội để các bạn được cọ xát với môi trường làm báo chuyên nghiệp, là thời điểm để các sinh viên chứng tỏ năng lực làm báo của mình dưới áp lực bài vở thực sự. Tuy nhiên, trong giai đoạn kiến tập, có những sinh viên vượt qua dễ dàng, nhưng không ít bạn chật vật từng ngày để hoàn thành chỉ tiêu được giao.

Những bỡ ngỡ ban đầu

Khi mới bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, ai cũng vấp phải những bỡ ngỡ ban đầu, nhất là môi trường làm báo, phải làm việc với áp lực liên tục cũng khiến không ít bạn sinh viên bị “khớp”. Đây cũng là khó khăn lớn nhất đối với mỗi sinh viên báo chí khi được làm việc với tư cách là “phóng viên” thực sự. Thu Quỳnh – sinh viên lớp Báo in K30, Học viện báo chí – Tuyên truyền chia sẻ: “Ngày đầu tiên bước chân vào tòa soạn với tư cách một sinh viên kiến tập, mình cảm thấy hơi bối rối và hoang mang. Một môi trường báo chí chuyên nghiệp và quy củ, mình chưa bao giờ đặt chân tới, vậy mà giờ đây mình lại có thể đứng trên danh nghĩa là một thành viên của tòa soạn, đi lấy tin, viết bài … như một nhà báo chuyên nghiệp. Điều này khiến mình vừa thích thú, vừa lo lắng không yên”. 
 
Đó là cảm xúc chân thành của một sinh viên trước ngưỡng của đầu tiên đặt chân vào ước mơ của mình. Thu Quỳnh cũng chia sẻ về cảm giác hạnh phúc khi được tác nghiệp và học hỏi kinh nghiệm từ các đàn anh đàn chị trong nghề. Bên cạnh niềm vui khi được trải nghiệm thực tế với nghề thì những băn khoăn, lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Thu Quỳnh cũng như bao bạn sinh viên kiến tập khác, cũng lo lắng khi bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc chuyên nghiệp, tính tự giác, tập trung cao độ trong môi trường báo chí; về vốn kiến thức xã hội còn ít ỏi sẽ là rào cản khiến bản thân không thể có được hành trang tốt để bước vào nghề, vào đời.

8f19c3735_1.jpg

Kì kiến tập là quãng thời gian trải nghiệm quý báu đối với mỗi sinh viên báo chí 

Còn với Lan, sinh viên lớp Phát thanh k30, Học viện Báo chí – Tuyên truyền lại có phần tự tin hơn: “Sinh viên đi kiến tập thì ai cũng lo lắng cả, nhưng mình nghĩ đây sẽ là cơ hội tốt để mình trải nghiệm cũng như học hỏi được những kinh nghiệm quý báu từ các chị, cô chú làm việc lâu năm trong nghề. Biết đâu, đây sẽ là nơi đặt dấu mốc đầu tiên cho sự nghiệp sau này của mình”.

“Lửa thử vàng – Gian nan thử sức”

Khó khăn khi đi kiến tập là điều chắc chắn mà các bạn sinh viên sẽ gặp phải, nhưng quan trọng là cách các bạn vượt qua điều đó để hoàn thành kỳ kiến tập thật tốt , đó mới là yếu tố khẳng định bản lĩnh của những sinh viên báo chí. 

Nói về khó khăn của mình khi đi kiến tập, Thu Quỳnh bày tỏ: “Mình gặp một chút khó khăn trong việc tìm và triển khai đề tài để phù hợp với cơ quan báo chí mà mình kiến tập. Một vài cuộc gặp gỡ với người nổi tiếng khiến mình bị khớp. Bên cạnh đó, dù biết chọn nghành này sẽ phải đi nhiều nơi, đối mặt với những khó khăn, thử thách, thậm chí nguy hiểm luôn rình rập, cận kề nhưng là thân con gái mình cũng không thể tránh khỏi những lo lắng, sợ sệt”. 
 
8f19c3735_2.jpg
Với phụ nữ, nghề báo là những khó khăn và thử thách

Sau một chuyến đi xa, áp lực phải có được một bài viết xứng tầm với chuyến đi luôn là một vấn đề đau đầu đối với mỗi sinh viên báo chí. Bỏ ra bao mồ hôi, công sức để có được bài viết kịp thời hạn nộp cho tòa soạn, những tưởng sẽ được đón nhận, nhưng nhiều bạn lại lâm vào tình trạng dở khóc dở cười. Đó là khi bài viết của mình bị người phụ trách không hài lòng, bị chê trách về cách viết còn non nớt và không duyệt đăng. Ở vào hoàn cảnh đó, nhiều bạn sẽ cảm thấy chán nản, nhưng vì áp lực chỉ tiêu tin, bài nên cảm giác đó dần mất đi và thay vào đó là việc các bạn sẽ xốc lại tinh thần và tiếp tục cố gắng, nỗ lực nhiều hơn.

Quỳnh kể về một kỷ niệm đáng nhớ trong một tháng kiến tập làm cô bạn nhớ mãi: “Đó là lần trở bề Bắc Giang để viết về trường hợp một bé bị bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vì đường xá xa xôi, lại thuộc vùng núi hẻo lánh, phải chuyển tàu xe nhiều lần, mà mình lại bị say xe nên chặng đường đi là một cực hình. Khi xe dừng bánh cũng là lúc mình nôn thốc, nôn tháo. Nhưng chuyến đi đã khiến mình nhận ra được nhiều điều: Chỉ cần có đam mê thì trở ngại nào cũng có thể vượt qua. Chuyến đi kết thúc tốt đẹp, bài viết phóng sự của mình được các anh, chị trong tòa soạn khen là viết lên tay, bản thân mình cũng vì thế mà suy nghĩ tích cực hơn và trưởng thành hơn rất nhiều”.

Nhưng đôi khi những khó khăn không nằm ở những chuyến đi xa, mà là ở chỉ tiêu tin, bài mà nhà trường giao trước khi các bạn đi kiến tập. Đây cũng là khó khăn với Lan vì nơi cô bạn kiến tập chỉ chuyên đăng tin, nhưng trong chỉ tiêu lại yêu cầu có một bài viết và một bài biên tập chương trình, điều này khiến Lan gặp khó khăn trong khâu liên hệ. 

Nhưng cuối cùng, Lan đã rất mừng khi được “bám càng” một anh phóng phiên trực bên Quốc hội. Đây cũng là lần đầu tiên Lan được vào tòa nhà Quốc hội, được lắng nghe trực tiếp Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu, tiếp xúc đồng bào, cảm xúc của bạn khác hẳn khi nghe những bài diễn thuyết khô cứng trên truyền hình.

Những bài học quý báu

Sau những vất vả, khó khăn của một tháng kiến tập, các nhà báo tương lai đã thu nhận được nhiều bài học quý giá, những hành trang cần thiết để họ bước vào nghề sau khi rời khỏi giảng đường đại học. Đó không chỉ là những kỹ năng, những gì học trong sách vở mà còn là tinh thần, lòng yêu nghề của một nhà báo chân chính.

Thu Quỳnh xúc động chia sẻ: “Chuyến đi kiến tập lần này, tôi đã được “viết”, được “đi”, được “quan sát”, như một nhà báo thật sự. Cầm tờ giấy giới thiệu của tòa soạn đi đến bất cứ nơi đâu, nhìn chữ “phóng viên” sáng rực trước tên mình không khỏi xúc động và tự hào. Điều đó khiến tôi luôn suy nghĩ và trăn trở phải làm sao cho xứng đáng với nghề, xứng đáng với cái danh hiệu mà xã hội trao tặng cho mình”. 
 
8f19c3735_3.jpg

Những người đi trước luôn là động lực để mỗi sinh viên phấn đấu

Không quá to tát như Quỳnh, bài học của Lan sau kỳ kiến tập chỉ đơn giản là những kinh nghiệm thực tế và tác phong làm việc chuyên nghiệp của nhà báo: “Kinh nghiệm đầu tiên mà mình có được là phải xác định địa điểm sự kiện, để không bị lạc và tới trễ gây ảnh hưởng tới quá trình phản ánh sự kiện”.

Không quá dài, cũng không quá ngắn, kỳ kiến tập chỉ kéo dài vẻn vẹn 1 tháng, nhưng 30 ngày này đã giúp các nhà báo tương lai nhận thức rõ hơn về con đường mình đã chọn và có đủ động lực để đi theo nó đến suốt cuộc đời.

Hà Anh
Báo mạng điện tử K30







Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN