8 cách để mọi người tin tưởng bạn ngay từ lần gặp đầu tiê
(Sóng trẻ) – Sự tin tưởng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đôi khi việc lấy lòng tin từ người khác còn khó khăn hơn là hành động thể hiện sự nỗ lực. Bộ não của con người mất chưa đến 1 giây để quyết định xem mình có thể tin ai đó hay không. Nếu con người đều tin tưởng nhau thì sẽ không có chuyện ly dị, phá vỡ tình bạn,... Đó là lý do tại sao chúng ta thường nghi ngờ và không tin tưởng bất cứ ai khi gặp lần đầu.
8 lời khuyên hấp dẫn dưới đây sẽ khiến bất cứ ai cũng đều phải đặt trọn niềm tin vào bạn.
Thể hiện với đối phương rằng bạn thích họ
Nguồn: The Holiday/Columbia Pictures
Bạn đã từng nghe về “có qua có lại” chưa? Nó đề cập đến hành động cảm thấy bị thu hút bởi một ai đó hoặc nhận ra rằng người nói bị thu hút vào bạn. Vì vậy, nếu một ngày nào đó cần thu hút sự chú ý của ai đó thì bạn hãy thể hiện thái độ tích cực và biết đâu sẽ nhận được tình yêu từ họ.
Làm đổ cà phê
Nguồn: Officiallyquigley/Instagram
Lời khuyên này có vẻ kỳ lạ. Tại sao chúng ta phải làm hỏng ấn tượng đầu tiên bằng cách phạm sai lầm vụng về? Nhưng rất nhiều nghiên cứu xác nhận rằng việc đưa ra điểm yếu của bản thân sẽ làm tăng sức hấp dẫn và độ tin cậy của mình.
Nhưng có 2 điều quan trọng bạn nên nhớ. Trước khi kể một câu chuyện dở khóc dở cười hay cố tình làm rơi bút chì, bạn phải chắc chắn rằng đối phương tin vào con người bạn và cố gắng không bị chạnh lòng khi hỏi về mình.
Nói lời xin lỗi
Nguồn: The Bold Type/The District
Một phương pháp hiệu quả nhưng thường bị lãng quên để xây dựng lòng tin là nói: “Tôi xin lỗi”. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cách làm này sẽ hiệu quả với những tình huống mà bạn thật sự không có lỗi. Điều đó làm cho người khác biết là bạn hiểu họ và tăng niềm tin đáng kể vào bạn.
Hành động như một con khỉ
Nguồn: Gentlemen Prefer Blondes/20th Century Fox
Nói vậy không có nghĩa là bạn phải ăn nhiều chuối hay nhảy trên cây mà là về việc bắt chước biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, lời nói hoặc hành vi của người khác. Kỹ thuật này được gọi là phản chiếu. Nếu bạn sẽ sử dụng phương pháp này, hãy nhớ chỉ phản chiếu các mặt tích cực. Tốt hơn là không lặp lại các hành động như nhìn hoặc quay đi.
Kể một câu chuyện bí mật
Nguồn: 13 Reasons Why/Netflix
Tự kể câu chuyện của mình có lẽ là một trong những cách tiếp cận ấn tượng nhất. Bạn có nhớ cảm giác phấn khích, giọng nói run run mình của mình khi cởi mở chia sẻ về những điều quan trọng trong cuộc sống không? Khi bạn chia sẻ với người khác, họ sẽ cảm thấy lo lắng và đến gần bạn hơn. Sau đó, họ cũng tâm sự một số bí mật của mình cho bạn.
Đây cũng là một điều thực tế dựa trên khoa học. Nghiên cứu được thực hiện bởi một số tổ chức giáo dục cho thấy nhóm sinh viên hỏi nhau những câu hỏi riêng tư đã phát triển mối quan hệ gần gũi hơn so với các nhóm không chia sẻ bất kỳ thông tin nào.
Nói với tốc độ của niềm tin
Nguồn: The Wolf of Wall Stree/Paramount Pictures
Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng tốc độ nói phù sẽ tạo dựng niềm tin và không làm mất sự chú ý của người nghe tới bạn. Mỗi tốc độ nói thể hiện những cảm xúc khác nhau. Nói nhanh thể hiện sự phấn khích, cảm xúc và đam mê, trong khi nói với nhịp độ chậm giúp tập trung vào tầm quan trọng một sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc giới thiệu một ý tưởng mới.
Chạm vào người đối phương
Nguồn: Lele Pons/Instagram
Có vẻ như việc liên lạc hàng ngày cũng trở thành một chất xúc tác mạnh mẽ của việc xây dựng lòng tin. Khi một người đàn ông xin số điện thoại từ những phụ nữ trẻ trên đường, anh ta sẽ chạm vào người họ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra những thông số cụ thể: 19% phụ nữ bị đàn ông chạm vào người mình và chỉ 10% người không bị điều đó. Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này phải lưu ý các chuẩn mực về xã hội và văn hóa. Nó sẽ tác dụng ngược lại nếu bạn vi phạm ranh giới cá nhân.
Quan tâm đến đối phương
Ảnh 8: Nguồn: The Age of Adaline/Lakeshore Entertainment
Khi áp dụng phương pháp này, bạn phải tập trung vào nhu cầu, mong muốn và nhận thức về thực tế của người khác hơn là vào niềm tin của chính bạn. Hầu hết, khi 2 người tham gia vào một cuộc trò chuyện, mỗi người đều chờ người kia đang nói về một câu chuyện nào đó mà anh ấy hoặc cô ấy đang kể. Sau đó, người còn lại sẽ kể câu chuyện của chính mình, thường là về một chủ đề có nội dung liên quan đến câu chuyện trước và cố gắng kể hay và thú vị hơn.
Vì vậy, khi có một cuộc hẹn với ai đó, bạn cố gắng đừng chú trọng vào những câu chuyện của bản thân mà hãy đặt câu hỏi và thể hiện sự quan tâm đến đối phương của mình.
Thùy Dương (Theo Bright Side)
Cùng chuyên mục
Bình luận