A Kay của bản làng
(Sóng Trẻ) - Từ lâu, người dân vùng biên giới đất liền, ven biển hay hải đảo đã quen thuộc với hình ảnh người chiến sĩ quân y biên phòng mà đồng bào yêu mến gọi với cái tên thân thương: "Thầy thuốc quân hàm xanh".
Tất cả vì sức khoẻ nhân dân!
Trên phạm vi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 10 đồn Biên phòng, mỗi đồn có từ 2-3 cán bộ quân y bao gồm y sĩ, y tá và 5 phòng khám quân dân y kết hợp đóng tại địa bàn các xã Hồng Thái, Hồng Vân, Đông Sơn, A Đớt, xã Nhâm Đây là vùng đặc biệt khó khăn trên biên giới huyện A Lưới. Bên cạnh việc chăm lo đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị, mỗi năm quân y bộ đội biên phòng còn tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho khoảng một ngàn lượt người dân tại các địa phương.
Nài khám chữa bệnh tại đồn Biên phòng, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh còn xây dựng, trang bị phương tiện y tế, mở thêm các phòng khám quân - dân y kết hợp ở những vùng xa, vùng sâu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân.
Với chủ trương “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với bà con), các chiến sĩ quân y đã kết hợp với các trạm y tế cơ sở thường xuyên trèo đèo, lội suối, băng rừng đến từng bản làng, tới từng gia đình để tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, ăn, ở hợp vệ sinh, tẩm màn chống sốt rét và khám sức khỏe định kỳ cho các gia đình chính sách trên địa bàn quản lý.
Trung úy Trần Việt Anh trưởng phòng khám quân dân y A Đớt cho biết: “Trước đây bà con dân bản do ít hiểu biết nên khi đau ốm cứ tưởng do con Ma bắt, mời thầy mo thầy cúng đến nhà lo lễ cúng bái đuổi ma ra khỏi người bệnh. Có những trường hợp do để ở nhà nhiều ngày nên bệnh ngày càng nặng.”
Tất cả vì sức khoẻ nhân dân!
Trên phạm vi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 10 đồn Biên phòng, mỗi đồn có từ 2-3 cán bộ quân y bao gồm y sĩ, y tá và 5 phòng khám quân dân y kết hợp đóng tại địa bàn các xã Hồng Thái, Hồng Vân, Đông Sơn, A Đớt, xã Nhâm Đây là vùng đặc biệt khó khăn trên biên giới huyện A Lưới. Bên cạnh việc chăm lo đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị, mỗi năm quân y bộ đội biên phòng còn tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc cho khoảng một ngàn lượt người dân tại các địa phương.
Nài khám chữa bệnh tại đồn Biên phòng, Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh còn xây dựng, trang bị phương tiện y tế, mở thêm các phòng khám quân - dân y kết hợp ở những vùng xa, vùng sâu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân.
Với chủ trương “4 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với bà con), các chiến sĩ quân y đã kết hợp với các trạm y tế cơ sở thường xuyên trèo đèo, lội suối, băng rừng đến từng bản làng, tới từng gia đình để tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, ăn, ở hợp vệ sinh, tẩm màn chống sốt rét và khám sức khỏe định kỳ cho các gia đình chính sách trên địa bàn quản lý.
Trung úy Trần Việt Anh trưởng phòng khám quân dân y A Đớt cho biết: “Trước đây bà con dân bản do ít hiểu biết nên khi đau ốm cứ tưởng do con Ma bắt, mời thầy mo thầy cúng đến nhà lo lễ cúng bái đuổi ma ra khỏi người bệnh. Có những trường hợp do để ở nhà nhiều ngày nên bệnh ngày càng nặng.”
Cùng chuyên mục
Bình luận
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tin nổi bật3 ngày trước
(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
Tin nổi bật3 ngày trước
(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Tin nổi bật3 ngày trước
(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.