Anh chàng bỏ công việc nghìn đô để trở thành ông chủ chế tạo khuôn so

(Sóng trẻ)- Đánh đổi ba năm làm trái nghề chỉ để có được 6 tháng học đúng nghề ở nước nài, Phạm Đình Chiến có được mức thu nhập đáng mơ ước là 3000 USD/tháng. Tuy nhiên, anh đã quyết định từ bỏ việc làm thuê nghìn đô đó để về nước, mở công ty chế tạo khuôn son giá chỉ vài trăm nghìn. 

Hành trình cậu bé bán báo dạo tìm đến “con chữ”

Không sinh ra trong gia đình giàu có, anh Phạm Đình Chiến sinh năm 1984 ở Vĩnh Phúc đã phải từ bỏ việc học ngay từ rất sớm. 12 tuổi, thời điểm mà nhiều đứa trẻ vẫn được đùm bọc trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, anh rời quê hương lên Hà Nội kiếm sống. 

Lăn mình tại bến xe với nghề phụ rửa bát, thức khuya dậy sớm với tiếng rao bán báo dạo, nhưng với ước mơ đổi đời, Đình Chiến tranh thủ thời gian đi làm, miệt mài đêm đêm học tập, rèn giũa từng “con chữ” một.“Đúng là vất vả thật nhưng mình luôn trân trọng khoảng thời gian này. Đó chính là bước nặt, bật ra cho mình nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống rất tốt” – Anh chia sẻ. 

cbdfd76bb_1.jpg
Anh chàng Vĩnh Phúc từng phụ rửa bát, bán báo dạo để có tiền đi học

Trải qua khoảng thời gian oằn mình nơi đất khách, Đình Chiến quyết tâm thi vào Đại học Nại thương. Tuy nhiên, phải đến lần thi thứ hai, may mắn mới thực sự mỉm cười. 

Đỗ Đại học Nại thương với số điểm 24 là cả một niềm khao khát của nhiều người. Nhưng với anh, vui ít mà lo thì nhiều. Bởi, để có đủ kinh phí trang trải cho những năm tháng đại học, chàng trai Vĩnh Phúc phải lăn lộn ở nhiều công việc khác nhau. “Tranh thủ giữa việc học thì mình từng nhặt bóng tennis với giá chỉ 6 nghìn/tiếng rồi làm phục vụ nhà hàng và lái taxi thuê từ chiều cho đến tối” – Đình Chiến tâm sự. 

Những công việc tưởng chừng quá tầm thường và bé mọn, nhưng, thứ mà Đình Chiến học được chính là sự nhẫn nại, khả năng giao tiếp, tư duy xử lý tình huống và cách sắp xếp công việc. Đây chính là những kinh nghiệm quý giá giúp anh dễ dàng tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá trong tay. 

Sẵn sàng làm trái nghề 3 năm để được học đúng nghề 6 tháng

Ra trường với nhiều kiến thức về việc sản xuất dụng cụ ứng dụng cuộc sống, Đình Chiến nhận thấy rằng, trong nhiều chất liệu khác nhau để chế tạo sản phẩm, silicol là thứ có nhiều ưu điểm và khả năng ứng dụng cao. 

Tình cờ được người bạn nước nài bật mí về một lớp học chuyên nghiên cứu về chất liệu silicol ở nước Ý, Đình mong muốn được đi ngay lập tức. Thế nhưng, thứ cản trở bước đường đến với đam mê của anh không gì khác nài hai chữ “tài chính”.

Đình Chiến chia sẻ: “Mục đích đã có, nó thôi thúc mình rất nhiều. Nhưng đi thì phải có tiền. Mình quyết định lên kế hoạch, thứ nhất là học tiếng và thứ hai là kiếm tiền”. 

cbdfd76bb_2.jpg
 Con người chịu khó đánh đổi thời gian và sức lực để theo đuổi thứ mình thích

Để đủ tiền vé cho chuyến bay sang châu Âu, anh chàng 8x này đã phải cọ xát ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Không phải nhặt bóng, cũng chẳng phải là bán báo dạo nữa, lần này Đình Chiến thử sức với công việc tại một khách sạn ở Hà Nội. Nơi đây anh học được sự tế nhị, từ tốn của một nhân viên phục vụ. 

Rời khách sạn, anh thả mình lăn lộn ở một công ty xuất nhập khẩu về phụ kiện nội thất, nại thất. Mặc dù không thực sự là ngành nghề theo học nhưng về cơ bản, anh cho biết, đây là môi trường rèn luyện cho bản thân nhiều kỹ năng sắc bén mà không phải nơi nào cũng có. 

Đặc biệt, để dành dụm đủ tiền, Đình Chiến cùng một người bạn thân, lập ra văn phòng riêng về tư vấn bất động sản cho những du khách nước nài sang Việt Nam công tác. Đây là khoảng thời gian anh gặp khá nhiều khó khăn. “Khi có một dự án riêng thì mình phải dành toàn bộ thời gian và phải có trách  nhiệm cho nó. Mỗi ngày mình làm việc hơn 12 tiếng và thậm chí không hề có ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật như mọi người” – Anh Chiến chia sẻ. 

Với khao khát được đặt chân lên đất Ý, được học và đào tạo những kiến thức chuyên sâu và hiện đại, Chiến đã đánh đổi 3 năm trái nghề chỉ để có được 6 tháng học đúng nghề. 

Và điều mong ước ấy không còn là dự định nữa, năm 2012, Đình Chiến chính thức theo học trường Ende di Italia về gia tác khuôn mẫu phi kim loại trong 6 tháng. Với tinh thần ham học hỏi cùng sự chịu khó, Đình Chiến vừa làm thêm tại một trang trại với mức lương 8USD/giờ vừa nghiêm túc học tập.

Từ bỏ công việc làm thuê 3000 đô để trở thành ông chủ chế tạo khuôn son vài trăm nghìn

Kết thúc khóa học 6 tháng, Đình Chiến ở lại Bắc Ý tu nghiệp tại một xưởng công nghiệp với mức lương 3000 USD/tháng. 
Sau một năm rèn nghề và học hỏi kinh nghiệm, anh chàng Vĩnh Phúc quyết định từ bỏ công việc với mức lương đáng mơ ước để về nước, lập ra một công ty riêng do mình làm chủ. 

Anh Chiến chia sẻ: “3000 USD là một con số bình thường ở Ý nhưng lại khá cao ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở bên đấy, để có được mức lương đó thì phải bỏ rất nhiều công sức và chất xám trong 7 tiếng làm việc. Khi đấy, mình lại muốn về cống hiến cho quê hương, làm ra những sản phẩm của Việt Nam với từng ấy kinh nghiệm”.

Chỉ với số vốn ít ỏi là 10 triệu đồng, Đình Chiến mạnh dạn trở về quê hương khởi nghiệp. Nhận thấy thị trường Việt Nam đang thiếu nhiều sản phẩm, dụng cụ được làm từ chất liệu silicol. Anh bắt tay vào tìm hiểu những thuộc tính của silicon với nhiều loại dụng cụ trong đó có khuôn son. 

6f7620345_3.jpg
 Anh Đình Chiến miệt mài với nghề gia công chế tạo khuôn son

“So với những khuôn son truyền thống làm bằng inox và nhôm, dù tản nhiệt tốt nhưng silicon có nhiều ưu điểm hơn, tạo độ bóng và chóng dính tốt cho bề mặt son, khả năng định hình cũng vượt trội hơn hẳn” – Anh Chiến bật mí. 

Từ những kiến thức tự tích lũy và thử nghiệm, anh quyết định thuê một xưởng nhỏ trên đường Âu Cơ để bắt đầu cho những sản phẩm đầu tay. Sau vài tháng, anh mở rộng quy mô, thuê thêm người làm. 2 năm sau, anh chuyển cơ sở đến địa điểm có diện tích rộng hơn với tổng người làm là 6 nhân viên. 

Chiếc khuôn son của anh hoàn toàn làm bằng silicol nhập khẩu, cấu tạo gồm 2 phần đơn giản, rất dễ tháo lắp. Nếu người dùng biết cách sử dụng và bảo quản thì tuổi thọ có thể kéo dài đến hàng chục năm. 

6f7620345_4.jpg
 Ông chủ từ bỏ lương “khủng” để về nước chế tạo khuôn son vài trăm nghìn

Trên thị trường hiện nay, khuôn son handmade của anh trải khắp đất nước Việt Nam với rất nhiều loại, thấp nhất là một lỗ và cao nhất là 12 lỗ. Giá thành dao động chỉ từ 80.000 đồng đến 900.000 đồng. 

Đánh đổi vì đam mê vẫn bị “ném đá”,  bôi nhọ 

Là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam chế tạo thành công khuôn son làm từ chất liệu silicol, đánh bật thị trường khuôn son truyền thống, anh Chiến rất vui và hạnh phúc. Tuy nhiên, với giá thành vừa phải, đáp ứng nhu cầu khách hàng, thu nhập hàng tháng của anh chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống. Anh chia sẻ: “Công việc này không lãi nhiều, mình làm mục đích vì đam mê với thiện chí mang đến người dùng sản phẩm có tính Việt”.

Đến được với nghề là cả một quá trình, sống gắn bó với nghề lại là một câu chuyện đầy khó khăn

6f7620345_5.jpg
 Thu nhập đủ để trang trải cuộc sống, anh Chiến làm nghề vì đam mê. 

Bị “ném đá”, bôi nhọ danh tiếng, thế nhưng, cậu bé bán báo dạo năm đó vẫn khao khát một ngày được đăng ký thương hiệu khuôn son do chính mình sáng tạo ra.

Dù không khởi nghiệp thành công tỏa sáng như nhiều người nhưng Đình Chiến vẫn là tấm gương khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục. 

Trương Thị Kim Oanh
Đa phương tiện K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN