"Ánh nhìn chéo" và sự đối thoại giữa hai nền văn hóa Việt - Pháp
(Sóng Trẻ) - Nhân năm giao lưu Việt-Pháp 2013-2014, hai tỉnh Val-de-Marne (Pháp) và Yên Bái (Việt Nam) phối hợp với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức triển lãm Ánh nhìn chéo mang tính đối thoại về truyền thống lễ hội ở 2 địa phương này.
Triển lãm kéo dài từ 18/12/2012 đến 16/6/2013 tại Bảo tàng DTHVN sau đó được chuyển sang Pháp để giới thiệu với công chúng tại đó.
Đây là cơ hội tốt để thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Pháp, góp phần giữ gìn và quảng bá nét đẹp văn hóa truyền thống.
Nội dung trưng bày khá phong phú được chia thành 6 mảng:
Thiên nhiên hồi sinh đánh dấu bước chuyển mùa, được người dân tổ chức khi bắt đầu một mùa mới. Ở Val-de-Marne diễn ra lễ hội Hoa huệ chuông, lễ hội Bò béo, lề hội Saint-Jean, lễ hội hóa trang hay lễ hội hoa chủ yếu để giải trí. Trong khi đó ở Yên Bái, lễ hội chuyển giao mùa màng được tổ chức nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Sản vật địa phương là lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn trời đất và thần linh, tôn vinh cây trồng vật nuôi, quảng bá sản vật đồng thời cũng là dịp vui chơi như lễ cơm mới, lễ cúng cây chè cổ thụ…ở Yên Bái; lễ hội lợn, lễ hội hoa lila, lễ hội hoa phong lan …ở Val-de-Marne.
Vui chơi là phần hội được tổ chức rất náo nhiệt, gồm nhiều trò chơi dân gian ở cả 2 vùng miền tạo nên không khí vui tươi, hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia.
Nước là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, vì vậy, các lễ hội gắn với nước được tổ chức vừa có ý nghĩa cầu mưa, vừa để ngợi ca các dòng sông, vừa đề cao tinh thần thể thao, thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Một số lễ hội tiêu biểu như: lễ hội rước nước, lễ hội đua thuyền,…
Phẩm hạnh và vẻ đẹp phụ nữ luôn được tôn vinh ở cả hai vùng miền gắn với những nét đẹp truyền thống riêng biệt. Đó là vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của “Hoàng hậu sông Marne”, vẻ đẹp duyên dáng, khỏe khoắn với bước nhảy tinh tế của “Hoa hậu quán rượu bờ sông”… ở Val-de-Marne; vẻ đẹp thuần khiết của các cô dâu trong lễ cưới và đức hạnh của các cô sơn nữ ở Yên Bái…
Trẻ thơ và thanh thiếu niên luôn được quan tâm, hướng đến trong nhiều lễ hội. Các hoạt động vui chơi cho thiếu nhi, ngày hội đến trường hay lễ hội đánh dấu sự trưởng thành của các bé trai,…đã tôn vinh thanh thiếu niên, tạo môi trường để các em vui chơi lành mạnh.
Trong 6 tháng mở cửa trưng bày, nhiều chương trình mang tính giáo dục cũng được diễn ra tại Bảo tàng DTHVN như góc khám phá với một số hoạt động trải nghiệm: kể chuyện lễ hội, vẽ tranh bằng ngũ cốc, làm quả pao; thuyết trình, hướng dẫn tham quan, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các lễ hội tại Val-de-Marne và Yên Bái…
Góc cảm nhận ghi lại những đánh giá, chia sẻ thú vị của khách tham quan.
Triển lãm thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân trong nước cũng như khách du lịch nước nài và thật sự đem đến cái nhìn, cảm nhận mới mẻ cho du khách đến tham quan trong dịp lễ tết với nhiều hoạt động thú vị. Đây là một cách để quảng bá văn hóa lễ hội Việt Nam, thắt chặt tình hữu nghị Việt-Pháp.
Triển lãm kéo dài từ 18/12/2012 đến 16/6/2013 tại Bảo tàng DTHVN sau đó được chuyển sang Pháp để giới thiệu với công chúng tại đó.
Nội dung trưng bày khá phong phú được chia thành 6 mảng:
Thiên nhiên hồi sinh đánh dấu bước chuyển mùa, được người dân tổ chức khi bắt đầu một mùa mới. Ở Val-de-Marne diễn ra lễ hội Hoa huệ chuông, lễ hội Bò béo, lề hội Saint-Jean, lễ hội hóa trang hay lễ hội hoa chủ yếu để giải trí. Trong khi đó ở Yên Bái, lễ hội chuyển giao mùa màng được tổ chức nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Vui chơi là phần hội được tổ chức rất náo nhiệt, gồm nhiều trò chơi dân gian ở cả 2 vùng miền tạo nên không khí vui tươi, hấp dẫn, lôi cuốn đông đảo mọi người tham gia.
Nước là một phần không thể thiếu trong đời sống xã hội, vì vậy, các lễ hội gắn với nước được tổ chức vừa có ý nghĩa cầu mưa, vừa để ngợi ca các dòng sông, vừa đề cao tinh thần thể thao, thu hút đông đảo sự quan tâm của công chúng. Một số lễ hội tiêu biểu như: lễ hội rước nước, lễ hội đua thuyền,…
Phẩm hạnh và vẻ đẹp phụ nữ luôn được tôn vinh ở cả hai vùng miền gắn với những nét đẹp truyền thống riêng biệt. Đó là vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa của “Hoàng hậu sông Marne”, vẻ đẹp duyên dáng, khỏe khoắn với bước nhảy tinh tế của “Hoa hậu quán rượu bờ sông”… ở Val-de-Marne; vẻ đẹp thuần khiết của các cô dâu trong lễ cưới và đức hạnh của các cô sơn nữ ở Yên Bái…
Trong 6 tháng mở cửa trưng bày, nhiều chương trình mang tính giáo dục cũng được diễn ra tại Bảo tàng DTHVN như góc khám phá với một số hoạt động trải nghiệm: kể chuyện lễ hội, vẽ tranh bằng ngũ cốc, làm quả pao; thuyết trình, hướng dẫn tham quan, tổ chức cho học sinh tìm hiểu về các lễ hội tại Val-de-Marne và Yên Bái…
Góc cảm nhận ghi lại những đánh giá, chia sẻ thú vị của khách tham quan.
Triển lãm thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân trong nước cũng như khách du lịch nước nài và thật sự đem đến cái nhìn, cảm nhận mới mẻ cho du khách đến tham quan trong dịp lễ tết với nhiều hoạt động thú vị. Đây là một cách để quảng bá văn hóa lễ hội Việt Nam, thắt chặt tình hữu nghị Việt-Pháp.
Nguyễn Thị Huệ
Lớp Báo mạng điện tử K32
Lớp Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận