Bà giáo Hồ Hương Nam: "Tuy nghèo nhưng tâm tôi giàu"

(Sóng Trẻ) - "Là một người bà, người mẹ, một giáo viên, tôi hiểu rằng tôi phải có sứ mệnh giúp những đứa trẻ khuyết tật có một cuộc sống mới tươi sáng và ý nghĩa hơn. Tôi không thể bỏ mặc chúng" - Bà giáo Hồ Hương Nam với đôi mắt ngấn lệ tâm sự khi bà nghĩ lại giai đoạn đầu khó khăn khi mở lớp học tình thương.

Lớp học xuất phát từ tình thương

18 năm qua, bà giáo Hồ Hương Nam vẫn đều đặn lên lớp hàng ngày để dạy miễn phí cho những đứa trẻ khiến khuyết về thể chất và trí tuệ, thậm chí, dù đã nài 80 tuổi, bà vẫn muốn tiếp tục công việc của mình cho đến khi sức khỏe không còn cho phép. 

1df24dbb5_a.png
Bà giáo Hồ Hương Nam (ảnh: Hà Thu)

Năm 1997, sau khi nghỉ hưu tại trường tiểu học Hoàng Hoa Thám, bà về phường Yên Phụ làm cộng tác viên dân số. Trong quá trình đi tìm hiểu và lấy thông tin các gia đình, bà bắt đầu nhận thấy có quá nhiều hoàn cảnh trẻ em khuyết tật đáng thương ở ngay trong khu bà sống, từ đó, "cái tâm" nhà giáo đã thôi thúc bà quyết tâm mở một lớp học đặc biệt dành cho những đứa trẻ này. Bà bắt đầu bằng việc đi vận động từng nhà, thế nhưng, mọi chuyện vô cùng khó khăn khi chỉ nhận được toàn những lời từ chối, có người còn đuổi bà về không tiếp, họ bảo bà khùng khi đã bằng này tuổi, mà không chịu nghỉ ngơi lại bày vẽ đi dạy học cho những đứa trẻ không bình thường.

Nhưng bà vẫn nhất quyết không từ bỏ, hàng ngày kiên nhẫn đến xin gia đình cho các em được đi học như bạn bè cùng trang lứa. Cho đến giữa năm 1988, lớp học tình thương đầu tiên đã khai giảng với 2 học sinh. Nhà quá nhỏ, bà phải đi mượn tạm phòng ở trụ sở tuần tra của cụm nhưng sau một thời gian ngắn, trụ sở phá đi thành nhà văn hóa, bà lại chuyển lớp sang tại một nhà trẻ cũ kĩ. Cảm động trước hành động cao cả của bà Nam, trường THCS An Dương đã cho bà mượn tạm một phòng học trong khuôn viên trường để là địa điểm cố định cho lớp học tình thương và mới đầu năm nay, lớp học đã được xây lại khang trang hơn với đầy đủ thiết bị cùng con số học sinh lên đến 18 người.

1df24dbb5_3.jpg
Lớp học mới dành cho trẻ em khuyết tật tại THCS An Dương (Hà Nội) (ảnh: Hà Thu)

Những "đứa con đặc biệt" của bà 

18 học sinh là 18 hoàn cảnh khác nhau, bà chia sẻ: "Lớp học không cần bảng vì mỗi em một trình độ chênh lệch, tôi phải tìm các phương pháp dạy khác nhau sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe của từng em. Có những em học khá nhanh chỉ mấy năm là tốt nghiệp nhưng cũng có những em đã nhiều năm vẫn chỉ bập bẹ đọc bảng chữ cái". Hàng ngày bà dạy học sinh về thể dục, vẽ, toán, văn để các em có thể nắm được những điều cơ bản trong đời sống, bên cạnh đó, vào những lúc nghỉ ra chơi, bà luôn bật những bản nhạc về quê hương, về tình người để dạy các em luôn sống phải có tâm, có đức, có lòng yêu thương nhau. Đặc biệt trong lớp có em Lưu Hồng Dương (1981) đã học theo lớp được 9 năm, bị liệt tứ chi từ khi sinh ra, phải đi xe lăn đến lớp hàng ngày, em cũng không thể ngồi học bình thường như các bạn mà phải cột mình vào một sợi dây dù để giữ người cố định, thế nhưng, em vẫn đi học đầy đủ và tiếp thu bài khá tốt trên lớp. Em Đỗ Kim Thúy (1990) là lớp trưởng của lớp học tình thương, theo bà 18 năm trời, em chia sẻ: "Bà dạy em rất nhiều điều hay, lẽ phải. Học bà rất vui và em rất quí bà".

1df24dbb5_2.jpg
Học sinh Lưu Hồng Dương đang chăm chú nghe bà nói chuyện (ảnh: Hà Thu)

"Người mẹ lái đò" của những đứa trẻ bất hạnh

"Người mẹ lái đò" là từ vô cùng thiêng liêng mà mọi người dành riêng cho bà Nam bởi lẽ bà luôn coi học sinh như con của mình, bà bảo: "Nghỉ hưu đối với tôi chưa bao giờ là buồn chán vì tôi đã có bọn trẻ làm bạn". Bà không chỉ chăm lo việc học cho học sinh mà ngay cả những dụng cụ học tập hàng ngày như vở, bút,... bà vẫn cố gắng chu cấp đầy đủ để các em không bị mặc cảm thiếu thốn mà chán học. Bên cạnh đó, vào mỗi chiều thứ 6 hàng tuần bà lại mua bánh kẹo cho các em liên hoan. Nhìn những khuôn mặt biến dạng do bệnh tật gây nên nhưng nụ cười ngây thơ vẫn luôn thường trực với đôi mắt  lấp lánh lắng nghe từng lơi của bà giáo mới khiến con người ta cảm thấy hạnh phúc thật giản đơn. 

Nhiều gia đình hoàn cảnh khó khăn như nhà em Lưu Hồng Dương, bà còn đi xin lên phường để xin họ tài trợ cho em một chiếc xe lăn mới thay thế chiếc xe đã sắp hỏng. Tình yêu của bà đối với bọn trẻ không chỉ còn là tình thầy trò mà đó còn là tình cảm bao la của một người mẹ luôn giang rộng vòng tay của mình để che chở, bảo vệ và xây dựng những ước mơ, hy vọng cho mọi mảnh đời bất hạnh. Thế nhưng, ở cái tuổi đã nài 80, bà không thể chắc mình sẽ còn có tiếp tục dạy bọn trẻ được bao lâu, bà luôn mang nỗi lo canh cánh trong lòng, không phải nỗi lo về bệnh tật hay tuổi già, mà bà lo không biết về sau, ai sẽ là người thay bà tiếp tục sứ mệnh thiêng liêng mang trí thức đến những đứa trẻ khiếm khuyết này nữa.  

Hà Thu 
Báo in K35A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN