Bắc "cầu khỉ" vào nhà, người dân Tứ Liên sống trong cảnh ngập úng hơn chục năm

(Sóng trẻ) - Mưa lớn tại Hà Nội khiên nhiều hộ dân sinh sống ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ phải chịu cảnh khốn đốn trong cảnh ngập lụt. Nước ngập toàn khu vực khiến rác thải, bùn bẩn, chất thải từ kênh dềnh lên bốc mùi hôi thối.

Dư âm trận mưa ngày 29/5 vẫn chưa hết, trận mưa lớn ngày 8/6 khiến cả trăm hộ dân ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội lại lâm vào tình cảnh ngập úng nặng.

8.jpg
Các tấm ván được trưng dụng làm cầu cả chục năm nay. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Sống tại ngõ 139 Âu Cơ vẫn bị ngập hoàn toàn trong nước. Với kinh nghiệm từ nhiều năm trước nên thấy mưa to, bà Nguyễn Thị Phượng lại kê hết đồ điện tử lên cao. Bà cho biết, cả gia đình và các hộ xung quanh đã phải chịu cảnh ngập lụt suốt từ năm 2011 đến nay. Dù chưa vào mùa mưa bão, nhưng những trận mưa lớn đã khiến hàng trăm hộ dân sống trong biển nước, giao thông gặp nhiều khó khăn, cuộc sống đảo lộn.

Sống tạm bợ trên tầng 2, bà Phượng lo lắng vì vẫn chưa biết bao giờ nước mới rút hết. "Trận mưa hôm 29/5 ngập tới đâu, người dân bắc cầu gỗ tới đó để di chuyển vào nhà. Hôm nay lại mưa tiếp, nước ngập và ô nhiễm khiến muỗi sinh sôi rất nhanh, nhiều hộ phải chuyển đi chỗ khác để ở chờ nước rút", bà Phượng kể. 

1.jpg
Tấm chắn tạm bợ để ngăn nước tràn vào nhà. (Ảnh: Nguyễn Thúy)

Những cây "cầu khỉ" được người dân dựng lên để di chuyển khi nơi đây bị ngập lụt vì mưa lớn. Chỉ cần sơ sảy ngã xuống thì sẽ dính đủ thứ nước thải. Nhiều người sống tại đây đã tự sắm cho mình một chiếc thuyền để di chuyển đi lại.

Cúi người nhìn xuống cầu di chuyển vào nhà, bà Mai Thị Hằng, 72 tuổi, sống tại tổ 9, phường Tứ Liên chia sẻ: “Tôi sống ở cuối ngõ 91, ngay cạnh hồ Tứ Liên. Mỗi khi mưa lớn, nước trong hồ lại tràn vào tận nhà. Việc di chuyển càng khó khăn, nhất là buổi tối không có đèn, ngã lúc nào cũng không biết”.

7.jpg
Mọi sinh hoạt trong nhà đều phải thay đổi khi nước ngập sâu và dài ngày. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Cũng theo bà Hằng, lượng nước thải lớn từ Quảng An, Xuân Diệu, Âu Cơ và một số khu vực lân cận đổ theo đường cống dẫn nước thải xuống hồ Tứ Liên, vậy nên bơm đến đâu, nước trong hồ lại ùn lên cống thoát nước chảy ngược trở lại, không thoát được.

Đa phần người dân tại đây cho biết, mỗi khi mưa to họ lại phải dùng bao tải cát, gạch, đá và nhiều vật dụng khác để kè chắn nước. Thậm chí, nhiều hộ còn dùng cả máy bơm hút nước ra, thế nhưng cũng không có tác dụng là mấy bởi cứ bơm ra ngoài, không lâu sau nước lại ngấm vào.

cde-910030-03-1.jpg
"Cầu khỉ" dẫn vào nhà của một hộ dân trên ngõ 91 u Cơ, Tứ Liên, Tây Hồ. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Đình Khuyến - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ cho biết tình trạng cứ mưa lớn là lại ngập úng tại khu vực này đã xảy ra từ lâu. Theo ông Khuyến, do hồ Tứ Liên bị ách tắc không có đường thoát, khi trời mưa, nước sẽ dâng lên cao tràn vào khu dân cư. Sắp tới địa phương sẽ làm cống thoát nước để dẫn từ hồ Tứ Liên chảy sang hồ Tây.

Về các giải pháp chống ngập trước mắt, quận Tây Hồ đang bố trí các máy bơm công suất lớn tại hồ Tứ Liên để tiêu thoát nước. Khi nước rút, ngành y tế quận sẽ vào cuộc để xử lý môi trường sống tại khu dân cư này. 

Một số ghi nhận của PV:

cde-910030-02-1.jpg
Nước ngập sâu khắp các ngõ ngách. Ảnh: Nguyễn Thúy.
cde-910030-04.jpg
Nước nổi như gạch cua, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ảnh: Nguyễn Thúy.
cde-910030-06.jpg
Mọi người đều ngán ngẩm khi nước ngập vào tận trong nhà. Ảnh: Nguyễn Thúy.
cde-910030-07-1.jpg
Tại một số lối dẫn vào nhà, người dân phải lội dưới nước đục ngầu đến đầu gối, gây ngứa và mắc bệnh ngoài da. Ảnh: Nguyễn Thúy.
cde-910030-08-1.jpg
Dòng nước đen ngòm tràn vào nhà dân. Ảnh: Nguyễn Thúy.
cde-910030-09-1.jpg
Lội nước bì bõm là cách di chuyển của hàng trăm hộ dân sống ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội trong những ngày qua. Ảnh: Nguyễn Thúy.
cde-910030-10.jpg
Công tác xã hội hóa kè bờ kênh, nạo vét hồ Tứ Liên (nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long) từ năm 2009 vẫn chưa được triển khai. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN