Bạc như… đời vận động viên!

(Sóng Trẻ) - Tập luyện tối ngày, chấp nhận đánh đổi cả tuổi thanh xuân để mang vinh quang về cho nước nhà nhưng khi giải nghệ họ phải xoay sở đủ nghề để kiếm sống. Nhiều người vẫn nói vui: “Không gì bạc bẽo như nghiệp vận động viên (VĐV)”.


“Vắt chanh… bỏ vỏ”

Thời gian gần đây, dư luận không khỏi xót xa, bất bình trước việc nhà vô địch SEA Games 22 Nguyễn Thị Nụ phải đi nhổ cỏ, chăm sân bóng; HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ phải đi quét rác để kiếm sống hay Thu Cúc - cô gái vàng của điền kinh Việt Nam - phải lay lắt bán cà phê…

Đã có thời những cái tên trên được nhắc đến như những niềm tự hào của thể thao nước nhà. Giờ đây, họ lại có chung một cảnh ngộ đáng buồn. Dẫu biết, bước vào nghiệp thể thao phải chấp nhận nhiều khổ cực, cay đắng nhưng với những VĐV đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho đất nước giờ phải mỏi mòn, chật vật với cuộc sống thường ngày thì quả là đắng lòng.

Thực ra, câu chuyện buồn của thể thao Việt Nam không phải đến bây giờ mới ngã ngũ. Trước đó, hàng loạt các cầu thủ trẻ, tài năng cũng chỉ biết ngậm đắng, nuốt cay khi bị đối xử theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”.  Dành nhiều công sức để tập luyện và thi đấu hết mình cho Tổ quốc nhưng khi giải nghệ, họ đều bị rơi vào quên lãng, đến cả những chế độ đãi ngộ tối thiểu cũng không được nhận.

00348e676_49201118839239.jpg

Nguyễn Thị Nụ với chiếc HCB SEA Games 24 và Nụ đang nhổ cỏ sân chiều 13- 6

Ảnh: T.Thành - H.Hùng

Còn nhớ, tiền vệ Quách Thanh Mai (Đội tuyển bóng đá nữ ViệtNam) sau khi chia tay sân cỏ đã quyết định ở nhà phụ giúp bố và anh trai tại cửa hàng sửa xe máy. Thậm chí, có lúc chị cũng phải tự mình xắn tay áo vá săm, thay dầu hay siết bu lông…

Một đồng đội khác của chị là cựu tiền đạo Bùi Tuyết Mai cũng một thời phải đi bán mỹ phẩm để kiếm sống. Sau đó, công việc vất vả khiến chị bỏ cuộc. Rồi Tuyết Mai quyết tâm đầu tư mở cửa hàng café kết hợp quán karaoke để có thu nhập cao hơn. Hay như cựu thủ môn Kim Hồng của TP.HCM cũng từng phải lay lắt đi bán bánh mì dạo trước khi làm HLV phó đội tuyển nữ ViệtNam…

Gần đây nhất, câu chuyện của nhà vô địch Karatedo Vũ Thị Nguyệt Ánh – người đã từng làm nức lòng người hâm mộ khi mang về cho đoàn Thể thao Việt Nam tấm HCV quý giá tại Á vận hội 2006 – đã khiến không ít người bàng hoàng.

Cống hiến cho nước nhà sức lực và tuổi trẻ, đạt được nhiều thành tích vẻ vang để rồi khi bị chấn thương đầu gối, chị chẳng đòi hỏi gì hơn là được mau chóng phẫu thuật để chấm dứt nỗi đau đớn đang hành hạ mỗi ngày. Thế nhưng, rất nhiều lần chị và HLV Lê Công gửi đơn đề nghị Tổng cục TDTT cho chị được phẫu thuật để chữa trị dứt điểm thì kết quả nhận được chỉ là sự chờ đợi mỏi mòn… Nài Nguyệt Ánh không biết còn bao nhiêu trường hợp tương tự?

0034f71e5_49201118823570.jpg

Lời kêu cứu của Nguyệt Ánh đến bao giờ mới được thực hiện?

Đã đến lúc phải nhìn lại cách quản lý?

Còn nhớ cách đây không lâu, ông Nguyễn Đình Thủy (Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và thi đấu TDTT tỉnh Quảng Ninh) đã phát biểu trên báo chí rằng: “Việc các vận động viên quét rác, nhặt cỏ là điều hết sức bình thường".

Những vận động viên hết độ tuổi thi đấu hay bị chấn thương, không thể thi đấu được nữa sẽ được điều về các sở thể dục thể thao. Từ đó, các sở sẽ có những phân công công việc phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người.

Trường hợp của những VĐV điền kinh Nguyễn Thị Nụ hay HLV bóng chuyền Vũ Thị Huệ là những ví dụ điển hình cho cách quản lý đó. Chấn thương là điều không thể tránh khỏi trong thể thao. Nhưng điều đáng nói ở đây là nước ta không hề có một quy định cụ thể nào về chế độ đãi ngộ cho các VĐV bị chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu.

Trao đổi với phóng viên, bà Đinh Thị Hoa (cán bộ Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc Gia 1) chia sẻ: “Việc các VĐV, kể cả những VĐV đạt thành tích cao, làm những công việc tạp vụ đã không còn xa lạ. Bản thân tôi cũng đã từng trải qua những công việc đó mặc dù có tấm bằng đại học trên tay. Hơn nữa, kinh phí hỗ trợ cho thể thao ở nước ta còn hạn chế nên những VĐV bị chấn thương thường không được điều trị tới nơi tới chốn.”

Bà Hoa cũng cho biết: “Ở các nước phát triển, giá trị của sự cống hiến luôn được đặt lên một cách đúng tầm. Còn ở Việt Nam, chúng ta vẫn đầu tư theo kiểu “nuôi gà chọi” và bao cấp “xin - cho” nên đôi khi cách quản lý và chế độ đãi ngộ với các VĐV, HLV còn nhiều bất cập…”

Hiện nay, nước ta vẫn chưa có chính sách hỗ trợ các VĐV. Điều này không những làm giảm uy tín của thể thao nước nhà mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý thi đấu ở mỗi VĐV. Nếu không sớm có những thay đổi kịp thời và hiệu quả thì e rằng trong những năm tới, thể thao Việt Nam khó có thể có được vị thế cao trong khu vực.

Hà Trang, Thanh Mai, Thùy Linh, Quốc Cường, Ngọc Anh, Hương Trà

Báo mạng điện tử K.28

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN