Bóng đá nghệ thuật
(Sóng Trẻ) - Bóng đá nghệ thuật (Freestyle soccer) là một trong những môn thể thao mới được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây và đã trở thành một trào lưu mới trong giới trẻ. Dạo qua một số sân cỏ hay công viên tại Hà Nội, không khó để bắt gặp những anh chàng trẻ tuổi đang “làm xiếc” với trái bóng.
Niềm đam mê với quả bóng tròn
Bóng đá nghệ thuật không phải là một môn thể thao thi đấu đối kháng mà nghiêng về nghệ thuật biểu diễn. Bóng đá nghệ thuật để người chơi thể hiện sự sáng tạo của mình với trái bóng. Những người chơi (freestyler) có thể sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả dùng tay để trở thành “những thầy phù thủy” điều khiển bóng .
Không đơn thuần chỉ là một môn thể thao, bóng đá nghệ thuật còn còn bao gồm cả yếu tố giải trí và nghệ thuật, điều này đã tạo nên sức hút với những bạn trẻ quan tâm và tập luyện bộ môn này.
Hoàng- sinh viên đại học Xây dựng cho biết: “Mình đam mê bóng đá từ còn nhỏ nhưng mình chỉ biết về bóng đá nghệ thuật trong vài tháng gần đây khi tình cờ vào một forum về bóng đá nghệ thuật và mình bị lôi cuốn ngay bởi môn thể thao này. Đối với môn thể thao này, tự tập luyện là chủ yếu và nó đòi hỏi người tập phải có sự kiên trì và khéo léo.”
Môn thể thao này đòi hỏi các freestyler tự sáng tạo và tập luyện mà không có sự giúp đỡ của các huấn luyện viên. Hầu hết các bạn trẻ tập luyện môn thể thao này từ sở thích tự phát và niềm đam mê với quả bóng tròn. Nhiều bạn trẻ có chung sở thích đã tập trung lại thành một nhóm để tập luyện với nhau và nổi bật nhất hiện nay là nhóm ATW đang thường xuyên tập luyện tại vườn hoa Lê Nin vào chủ nhật hàng tuần.
Tình yêu với bóng đá nghệ thuật Việt Nam
Người đầu tiên phát triển phong trào bóng đá nghệ thuật tại Việt Nam là Nguyễn Hoài Nam, một người Ireland gốc Việt, thường được mọi người biết đến với biệt danh là “Nam The Man”, một nickname khá nổi tiếng trong làng Bóng đá nghệ thuật thế giới. Nam sinh ra và lớn lên tại Dublin (Ireland) và anh từng theo học Công nghệ thông tin tại đại học Dublin. Tuy nhiên niềm đam mê với quả bóng tròn đã đến với Nam khi anh thấy cầu thủ Ronaldinho thi đấu Bóng đá nghệ thuật, anh quyết định luyện tập để trở thành một freestyler chuyên nghiệp.
Nam đã “ẵm”rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi về tâng bóng nghệ thuật. Năm 2006, anh đã đạt giải ba trong cuộc thi Tâng bóng nghệ thuật thế giới, hai lần giành chức vô địch châu Âu và một chức vô địch toàn Ireland.
Năm 2006, Nguyễn Hoài Nam có cơ hội lần đầu tiên trở về Việt Nam, anh thấy bóng đá nghệ thuật thì còn khá mới mẻ với quê hương mình. Anh quyết định đem những gì mình biết truyền lại cho các bạn trẻ ở Việt Nam và thành lập website http://www.bongdanghethuat.com để khuyến khích những người yêu thích môn thể thao này tập trung lại để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với nhau.
Nam cho biết:“Sau 5 năm, diễn đàn đã trở thành một nơi giao lưu, học hỏi cho tất cả các bạn trẻ đam mê với bóng đá nghệ thuật. Chỉ sau vài năm phát triển, bóng đá nghệ thuật ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và thu hút một số lượng lớn người tham gia.”
Nguyễn Hoài Namđã đi nhiều nơi nhưng mảnh đất mà anh muốn “neo đậu” để phát triển nhất vẫn là Việt Nam. Anh tâm sự: “Tôi đã nhận được rất nhiều lời mời làm việc và lưu diễn ở nhiều nơi nhưng tôi vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất để phát triển bóng đá nghệ thuật ở Việt Nam.”
Nâng tầm nền bóng đá Việt Nam
Hiện nay, bóng đá nghệ thuật đã thu hút được khá đông các bạn trẻ tham gia luyện tập và một trong những sân chơi chuyên nghiệp đầu tiên cho các freestyler là giải đấu “Clearmen - Tâng bóng nghệ thuật” đã được diễn ra vào tháng 12/2009. Tại đây, các cầu thủ đã có cơ hội so tài bằng những động tác uyển chuyển và đẹp mắt và họ đã phô diễn được tất cả những tinh túy nhất mà mình đã tập luyện được.
Hoài Namcho biết: “Hiện tại, trong khu vực Đông Nam Á, các cầu thủ Việt Nam hầu như không có đối thủ trong môn bóng đá nghệ thuật.”
Một hướng đi mới mà Nam The Man muốn phát triển với Bóng đá nghệ thuật đó là đầu tư vào Bóng đá đường phố (Street soccer). Anh nói: “Trong năm nay, dự định của tôi là mở một công ty chuyên đào tạo và huấn luyện Bóng đá nghệ thuật. Tôi sẽ nhận các em cơ nhỡ, những trẻ em đường phố và cho chúng chơi bóng để lựa ra những đứa trẻ có năng khiếu. Sau đó sẽ đào tạo chúng thành những cầu thủ chuyên nghiệp. Hy vọng với cách đào tạo này sau 10 năm nữa, Việt Nam sẽ có lớp cầu thủ kế cận chuyên nghiệp kết hợp được sức mạnh của cả bóng đá truyền thống và bóng đá nghệ thuật.”
Niềm đam mê với quả bóng tròn
Bóng đá nghệ thuật không phải là một môn thể thao thi đấu đối kháng mà nghiêng về nghệ thuật biểu diễn. Bóng đá nghệ thuật để người chơi thể hiện sự sáng tạo của mình với trái bóng. Những người chơi (freestyler) có thể sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, kể cả dùng tay để trở thành “những thầy phù thủy” điều khiển bóng .
Không đơn thuần chỉ là một môn thể thao, bóng đá nghệ thuật còn còn bao gồm cả yếu tố giải trí và nghệ thuật, điều này đã tạo nên sức hút với những bạn trẻ quan tâm và tập luyện bộ môn này.
Hoàng- sinh viên đại học Xây dựng cho biết: “Mình đam mê bóng đá từ còn nhỏ nhưng mình chỉ biết về bóng đá nghệ thuật trong vài tháng gần đây khi tình cờ vào một forum về bóng đá nghệ thuật và mình bị lôi cuốn ngay bởi môn thể thao này. Đối với môn thể thao này, tự tập luyện là chủ yếu và nó đòi hỏi người tập phải có sự kiên trì và khéo léo.”
Môn thể thao này đòi hỏi các freestyler tự sáng tạo và tập luyện mà không có sự giúp đỡ của các huấn luyện viên. Hầu hết các bạn trẻ tập luyện môn thể thao này từ sở thích tự phát và niềm đam mê với quả bóng tròn. Nhiều bạn trẻ có chung sở thích đã tập trung lại thành một nhóm để tập luyện với nhau và nổi bật nhất hiện nay là nhóm ATW đang thường xuyên tập luyện tại vườn hoa Lê Nin vào chủ nhật hàng tuần.
Tình yêu với bóng đá nghệ thuật Việt Nam
Người đầu tiên phát triển phong trào bóng đá nghệ thuật tại Việt Nam là Nguyễn Hoài Nam, một người Ireland gốc Việt, thường được mọi người biết đến với biệt danh là “Nam The Man”, một nickname khá nổi tiếng trong làng Bóng đá nghệ thuật thế giới. Nam sinh ra và lớn lên tại Dublin (Ireland) và anh từng theo học Công nghệ thông tin tại đại học Dublin. Tuy nhiên niềm đam mê với quả bóng tròn đã đến với Nam khi anh thấy cầu thủ Ronaldinho thi đấu Bóng đá nghệ thuật, anh quyết định luyện tập để trở thành một freestyler chuyên nghiệp.
Nam đã “ẵm”rất nhiều giải thưởng trong các cuộc thi về tâng bóng nghệ thuật. Năm 2006, anh đã đạt giải ba trong cuộc thi Tâng bóng nghệ thuật thế giới, hai lần giành chức vô địch châu Âu và một chức vô địch toàn Ireland.
Năm 2006, Nguyễn Hoài Nam có cơ hội lần đầu tiên trở về Việt Nam, anh thấy bóng đá nghệ thuật thì còn khá mới mẻ với quê hương mình. Anh quyết định đem những gì mình biết truyền lại cho các bạn trẻ ở Việt Nam và thành lập website http://www.bongdanghethuat.com để khuyến khích những người yêu thích môn thể thao này tập trung lại để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với nhau.
Nam cho biết:“Sau 5 năm, diễn đàn đã trở thành một nơi giao lưu, học hỏi cho tất cả các bạn trẻ đam mê với bóng đá nghệ thuật. Chỉ sau vài năm phát triển, bóng đá nghệ thuật ở Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và thu hút một số lượng lớn người tham gia.”
Nguyễn Hoài Namđã đi nhiều nơi nhưng mảnh đất mà anh muốn “neo đậu” để phát triển nhất vẫn là Việt Nam. Anh tâm sự: “Tôi đã nhận được rất nhiều lời mời làm việc và lưu diễn ở nhiều nơi nhưng tôi vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất để phát triển bóng đá nghệ thuật ở Việt Nam.”
Nâng tầm nền bóng đá Việt Nam
Hiện nay, bóng đá nghệ thuật đã thu hút được khá đông các bạn trẻ tham gia luyện tập và một trong những sân chơi chuyên nghiệp đầu tiên cho các freestyler là giải đấu “Clearmen - Tâng bóng nghệ thuật” đã được diễn ra vào tháng 12/2009. Tại đây, các cầu thủ đã có cơ hội so tài bằng những động tác uyển chuyển và đẹp mắt và họ đã phô diễn được tất cả những tinh túy nhất mà mình đã tập luyện được.
Hoài Namcho biết: “Hiện tại, trong khu vực Đông Nam Á, các cầu thủ Việt Nam hầu như không có đối thủ trong môn bóng đá nghệ thuật.”
Một hướng đi mới mà Nam The Man muốn phát triển với Bóng đá nghệ thuật đó là đầu tư vào Bóng đá đường phố (Street soccer). Anh nói: “Trong năm nay, dự định của tôi là mở một công ty chuyên đào tạo và huấn luyện Bóng đá nghệ thuật. Tôi sẽ nhận các em cơ nhỡ, những trẻ em đường phố và cho chúng chơi bóng để lựa ra những đứa trẻ có năng khiếu. Sau đó sẽ đào tạo chúng thành những cầu thủ chuyên nghiệp. Hy vọng với cách đào tạo này sau 10 năm nữa, Việt Nam sẽ có lớp cầu thủ kế cận chuyên nghiệp kết hợp được sức mạnh của cả bóng đá truyền thống và bóng đá nghệ thuật.”
Khôi Nguyên
Cùng chuyên mục
Bình luận