Cá tháng Tư: Câu chuyện đùa từ nước Pháp đến toàn thế giới

(Sóng trẻ) - Được diễn ra hàng năm tại nhiều nước trên thế giới, ngày Cá tháng Tư là ngày hội hấp dẫn, vui vẻ với những người hài hước và tinh nghịch. Đây là ngày mà chúng ta có thể trêu đùa và chơi khăm người xung quanh mà không sợ bị giận dỗi.

Cá tháng Tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,... trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand.

Người ta cho rằng, ngày Cá tháng Tư được “khai sinh” từ thế kỷ 16 ở Pháp. Theo cách giải thích này, vào thời kỳ đó, năm mới ở Pháp được tổ chức từ ngày 25/3-1/4. Đến năm 1562, Công lịch mới được Giáo hoàng Grery đưa ra với ngày đầu tiên của năm mới là 1/1 và 2 năm sau, Công lịch này chính thức được Hoàng đế Henry IX thông qua. Tuy nhiên, có một số người không biết lịch mới và vẫn tiếp tục tổ chức đón mừng tân niên vào ngày 1/4. Những người này bị bạn bè đùa trêu bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm để họ tiếp tục đón chào “năm mới”. Và họ trở thành “April Fool” (kẻ ngốc tháng 4 – Cá tháng Tư). 
 
Đến ngày nay, việc trêu đùa như thế này trở thành một thói quen. Ở Pháp, người ta gọi ngày 1/4 là ngày Cá tháng Tư. Những người bị “sập bẫy” bị gọi là “Con cá tháng Tư” (poison d’avril), còn tác giả của những trò trêu đùa cũng không bị giận vì quy tắc của những trò đùa này là nó không được gây hại cho bất kỳ ai.

Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “wks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi đi” (kick me) cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “wks” của người Scotland. Còn ở Anh ở người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”.

Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngày Cá tháng Tư cũng đã được chấp nhận và nhanh chóng trở thành cơ hội để mọi người cùng chia sẻ các bất ngờ, thú vị đầy tính hài hước. 

Theo dõi Infographic dưới đây để biết thêm những con số và tâm lý mọi người xung quanh "Ngày nói dối":

01adef498_14_jpg.jpg

Nguồn Infographic: Lab 42
Tổng hợp, dịch, hiệu chỉnh: Thùy Dung, Thanh Nga
Ban Multimedia


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN