Canh chua kiến vàng - món ăn độc và lạ của người dân tộc Tây Nguyê
(Sóng Trẻ) - Người ta biết đến đặc sản canh chua kiến vàng của người dân tộc vùng Tây Nguyên bởi vị chua tự nhiên và tác dụng giải nhiệt của loại canh đặc biệt này.
Kiến là loại côn trùng hữu ích, cung cấp từ 42 - 67% chất đạm và có 28 loại acid amin, nài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời nhà Minh ở Trung Hoa, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ ngày nay.
Hình dạng một con kiến vàng
Chính vì vậy mà kiến vàng trở thành “món nn vật lạ” và là một món ăn dân dã đặc trưng của người dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên. Trứng của loại kiến này có thể chế biến được rất nhiều món ăn: trứng kiến nấu măng sặc, nộm trứng kiến, trứng kiến nấu lá giang, muối trứng kiến….nhưng đặc biệt nhất vẫn là món canh chua kiến vàng.
Tây Nguyên là vùng núi có nhiều cây gáo, me, trâm bầu, ven các con suối là nơi có rất nhiều ổ kiến vàng. Để nấu được một nồi canh chua kiến vàng thì công đoạn khó khăn nhất là đi bắt kiến, kiến vàng thường làm tổ trên ngọn cây ven suối nên rất khó để bắt được chúng. Người đi bắt kiến phải là người trèo cây giỏi và thậm chí chịu được cảm giác tê tê người khi bị loại kiến vàng này cắn. Không phải ai cũng có thể bắt được kiến mà phải nhờ đến những người thợ bắt kiến chuyên nghiệp thì mới bắt được những ổ kiến to, nhiều trứng.
Ổ kiến vàng
Cách nấu canh chua kiến vàng cũng rất đơn giản. Đầu tiên nấu một nồi canh cá sau đó cho nguyên cả ổ kiến vừa bắt được vào lúc nước đang sôi sùng sục thì sẽ giữ được vị chua từ chất axit trong bụng kiến vàng.
Món canh chua kiến vàng là đặc sản để người dân tộc Tây Nguyên mời khách du lịch đến thăm thưởng thức. Đặc biệt là vào mùa kiến vàng ( tháng 7, tháng 8) khi kiến làm ổ và bắt đầu đẻ trứng thì hương vị của món canh chua kiến vàng càng đặc biệt hơn.
Lê Thị Nguyên
Lớp Phát Thanh K31
Ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận