Câu chuyện tình “100 ngày trăng mật”
(Sóng Trẻ) - Cái tuổi 24 mà trông chị già hơn nhiều so với tuổi, nhưng ở chị toát lên vẻ cứng cỏi, từng trải của một người vợ làm chủ gia đình. Ba năm nên vợ thành chồng, giờ nghe lại câu chuyện tình của anh chị thật giản dị và lãng mạn biết bao.
Tiếng sét ái tình
Sau gần 3 tiếng đồng hồ tìm đường, chúng tôi cũng tìm được đến thôn Phù Yên, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Hỏi người dân về nhà chị Hà có chồng là bộ đội Trường Sa, họ hướng dẫn: “Các anh đến cuối làng nhìn thấy ngôi nhà nằm thấp hơn mặt đường, mái ngói rêu xanh đó là nhà chị Hà”.
- Có ai ở nhà không? - chúng tôi lên tiếng.
- Dạ có! Chờ em một lát! - Tiếng nói vọng từ trên mái nhà xuống.
Một người phụ nữ bước từng bậc thang từ mái nhà xuống sân, phủi nhanh bụi bám trên áo, chị hỏi: “Có phải các anh nhà báo không ạ? Tối qua chồng em có gọi điện về thông báo trước mà chờ mãi đến 10 giờ chẳng thấy ai. Tranh thủ lúc cháu ở nhà bà nại em lợp lại mấy viên ngói bị vỡ”.
Vừa mời khách uống nước chị vừa kể cho nghe câu chuyện tình của 7 năm về trước giữa chị - Nguyễn thị Hà và anh – Thượng úy Nguyễn Văn Quynh, Phân đội trưởng P37, Đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa.
Vợ chồng chị là người cùng làng. Anh hơn chị 7 tuổi. Vào cấp 3, chị chỉ biết ở làng có anh Quynh học ở Học viện Phòng không – Không quân. Một lần, đi học về chị gặp anh ở đầu làng trong bộ quân phục học viên với cầu vai xanh. Hình ảnh ấy nhanh chóng in vào tâm hồn cô bé học trò. Hè 2005, đánh dấu “mốc son” cho 2 người quen nhau. Khi đó em là sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Đông về quê nghỉ hè, còn anh là bộ đội Hải quân được về nghỉ phép.
Hôm đó, tình cờ trong đám cưới làng, tự nhiên xuất hiện một bộ quân phục “đặc biệt” mà chưa bao giờ chị nhìn thấy. Rất ấn tượng! Từ sự ấn tượng, chị đã chủ động làm quen. Trời ơi! Đúng là anh bộ đội phòng không ngày trước! Từ giây phút ấy họ trở thành tri kỷ. Anh trở lại đơn vị, chị về trường nhưng luôn viết thư, gọi điện để động viên nhau học tập, công tác. Và cùng mơ về một tình yêu “trèo núi, lội sông”.
“100 ngày trăng mật”
Vùng quê cổ với cây đa, giếng nước, ao làng là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái có tình ý với nhau. Và anh chị đã có 4 mùa hè để dành cho nhau bên những cây đa, giếng nước.
Gần 4 năm thử thách, ấp ủ tình cảm, đến mùa thu năm 2008, vào một đêm trăng sáng ngồi bên gốc đa đầu làng, anh nắm chặt tay chị ngập ngừng bày tỏ: “Anh là bộ đội xa nhà, biết là mình đã yêu nhưng chẳng dám ngỏ lời, sợ người ta phải khổ. Mà chẳng biết có cô gái nào yêu anh không nữa? Vì ai dám mạo hiểm yêu rồi phải xa nhau”.
Ôi! khi ấy trông anh thật đáng yêu biết mấy. Còn em như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn muốn thử thách: “Vậy anh yêu người ta như thế nào?”. Anh bối dối: “Yêu …yêu hơn chính bản thân mình, yêu như thuyền yêu biển…” Em bật cười rồi gục đầu vào vai anh: “Anh không cần nói nữa, em hiểu mà. Em chấp nhận được tất cả, chỉ cần anh thật lòng yêu em!”.
Ngày 28-2-2009, đám cưới của anh chị được tổ chức trong niềm vui chung của họ hàng, bạn bè. Họ chỉ có 100 ngày bên nhau trọn vẹn. Giờ đây, anh chị đã có 1 con trai 2 tuổi – cháu Nguyễn Chấn Hưng. Hàng ngày Hưng vẫn bi bô gọi điện thoại ra đảo cho bố. Còn hai vợ chồng thì luôn động viên nhau cố gắng để chăm sóc cho con - “Cục vàng” sau 100 ngày trăng mật.
Tiếng sét ái tình
Sau gần 3 tiếng đồng hồ tìm đường, chúng tôi cũng tìm được đến thôn Phù Yên, xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Hỏi người dân về nhà chị Hà có chồng là bộ đội Trường Sa, họ hướng dẫn: “Các anh đến cuối làng nhìn thấy ngôi nhà nằm thấp hơn mặt đường, mái ngói rêu xanh đó là nhà chị Hà”.
- Có ai ở nhà không? - chúng tôi lên tiếng.
- Dạ có! Chờ em một lát! - Tiếng nói vọng từ trên mái nhà xuống.
Một người phụ nữ bước từng bậc thang từ mái nhà xuống sân, phủi nhanh bụi bám trên áo, chị hỏi: “Có phải các anh nhà báo không ạ? Tối qua chồng em có gọi điện về thông báo trước mà chờ mãi đến 10 giờ chẳng thấy ai. Tranh thủ lúc cháu ở nhà bà nại em lợp lại mấy viên ngói bị vỡ”.
Vừa mời khách uống nước chị vừa kể cho nghe câu chuyện tình của 7 năm về trước giữa chị - Nguyễn thị Hà và anh – Thượng úy Nguyễn Văn Quynh, Phân đội trưởng P37, Đảo Song Tử Tây, Quần đảo Trường Sa.
Vợ chồng chị là người cùng làng. Anh hơn chị 7 tuổi. Vào cấp 3, chị chỉ biết ở làng có anh Quynh học ở Học viện Phòng không – Không quân. Một lần, đi học về chị gặp anh ở đầu làng trong bộ quân phục học viên với cầu vai xanh. Hình ảnh ấy nhanh chóng in vào tâm hồn cô bé học trò. Hè 2005, đánh dấu “mốc son” cho 2 người quen nhau. Khi đó em là sinh viên trường Cao đẳng Y tế Hà Đông về quê nghỉ hè, còn anh là bộ đội Hải quân được về nghỉ phép.
Hôm đó, tình cờ trong đám cưới làng, tự nhiên xuất hiện một bộ quân phục “đặc biệt” mà chưa bao giờ chị nhìn thấy. Rất ấn tượng! Từ sự ấn tượng, chị đã chủ động làm quen. Trời ơi! Đúng là anh bộ đội phòng không ngày trước! Từ giây phút ấy họ trở thành tri kỷ. Anh trở lại đơn vị, chị về trường nhưng luôn viết thư, gọi điện để động viên nhau học tập, công tác. Và cùng mơ về một tình yêu “trèo núi, lội sông”.
“100 ngày trăng mật”
Vùng quê cổ với cây đa, giếng nước, ao làng là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái có tình ý với nhau. Và anh chị đã có 4 mùa hè để dành cho nhau bên những cây đa, giếng nước.
Gần 4 năm thử thách, ấp ủ tình cảm, đến mùa thu năm 2008, vào một đêm trăng sáng ngồi bên gốc đa đầu làng, anh nắm chặt tay chị ngập ngừng bày tỏ: “Anh là bộ đội xa nhà, biết là mình đã yêu nhưng chẳng dám ngỏ lời, sợ người ta phải khổ. Mà chẳng biết có cô gái nào yêu anh không nữa? Vì ai dám mạo hiểm yêu rồi phải xa nhau”.
Ôi! khi ấy trông anh thật đáng yêu biết mấy. Còn em như mở cờ trong bụng, nhưng vẫn muốn thử thách: “Vậy anh yêu người ta như thế nào?”. Anh bối dối: “Yêu …yêu hơn chính bản thân mình, yêu như thuyền yêu biển…” Em bật cười rồi gục đầu vào vai anh: “Anh không cần nói nữa, em hiểu mà. Em chấp nhận được tất cả, chỉ cần anh thật lòng yêu em!”.
Ngày 28-2-2009, đám cưới của anh chị được tổ chức trong niềm vui chung của họ hàng, bạn bè. Họ chỉ có 100 ngày bên nhau trọn vẹn. Giờ đây, anh chị đã có 1 con trai 2 tuổi – cháu Nguyễn Chấn Hưng. Hàng ngày Hưng vẫn bi bô gọi điện thoại ra đảo cho bố. Còn hai vợ chồng thì luôn động viên nhau cố gắng để chăm sóc cho con - “Cục vàng” sau 100 ngày trăng mật.
2 mẹ con chị Hà
Phạm Quang Tiến
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo chí K31B
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận