Chạnh lòng nghe tiếng chổi tre


(Sóng Trẻ) – “Nghề gì cũng có cái khó em ạ. Nhưng cái nghề như bọn chị ai cũng sợ hôi hám bẩn thỉu nên tránh như tránh tà, mình đi làm sạch môi trường mà bị coi khinh quá. Cũng vì cái tâm với nghề nên chẳng bỏ được”.


Cuộc sống mưu sinh giữa chốn phồn hoa đô thị chẳng lấy gì làm dễ dàng. Ai cũng cố kiếm cho mình 1 công việc khác nhau để lo miếng cơm manh áo. Nhưng cho dù làm công việc gì chăng nữa, với sự cống hiến của mình cho xã hội, tất cả đều xứng đáng được vinh danh.

Nghề “làm dâu trăm họ”

Tôi gặp chị vào 1 buổi chiều tan tầm khi chị vừa bước vào ca làm việc.

“Chị làm nghề này đã ngót chục năm rồi, vui có, buồn cũng nhiều, nghề này cực lắm em ạ” - chị Thoa – công nhân Xí nghiệp Môi trường đô thị tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình chia sẻ. “Bọn chị làm ca, mỗi ca 8 tiếng, nay chị làm 4 đến 12 giờ đêm”. Chia sẻ về công việc của mình, chị tâm sự: “Em đi theo chị 1 buổi là hiểu hết thôi. Nghề gì cũng có cái khó em ạ. Nhưng cái nghề như bọn chị ai cũng sợ hôi hám bẩn thỉu nên tránh như tránh tà, mình đi làm sạch môi trường mà bị coi khinh quá. Cũng vì cái tâm với nghề nên chẳng bỏ được”.

Tôi theo chân chị đến khu Dốc bệnh viện Phụ sản, khu vực chị đảm nhận việc thu m rác thải “mỗi người đảm nhiệm 1 khu vực trong ca, phải đi m trong tầm 1 đến 2 cây số đấy em, 1 mình nên vất vả lắm, khu này ngõ nhỏ dân lai đông xe cộ đi lại nhiều nữa”. Vừa nói chị vừa tháo vội chiếc khẩu trang lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt. Tiếng kẻng m rác leng keng rong ruổi trong con hẻm nhỏ, chả mấy chốc mà xe rác đã cao quá đầu người, lỉnh kỉnh xung quanh xe những túi rác được treo vào cho đỡ tốn diện tích thùng xe rác. Chốc chốc chị lại lấy xẻng găm cho đống rác trên xe nén chặt xuống.


Chị Thoa đang đẩy những xe rác chất đầy.

Sau 4 tiếng đồng hồ vất vả mải miết thu lượm rác, chị mới có chút thời gian ngồi nghỉ ngơi. Nhưng công việc của những công nhân vệ sinh môi trường là vậy, đâu phải ai cũng hiểu. Tựa người vào gốc cây cho đỡ mỏi, chị thở dài: “Những người có ý thức họ còn bỏ rác vào thùng cho mình đi m cho tiện, còn không toàn quẳng lung tung rồi là chất đống ngay dưới chân thùng rác mà chẳng buồn bỏ vào thùng. Nhiều khi mình đi m rác thế mà nhiều người đi xe lướt qua rồi thản nhiên quang phịch túi rác ngay dưới chân mình em ạ. Lắm lúc đến bực.”

Người đồng hành cùng bóng đêm

Hà Nội sang thu, tiết trời đã se lạnh. Cơn gió mùa bất chợt về đêm qua mang theo từng hạt mưa làm không khí lạnh hơn. Lúc này phố xá đang say giấc nồng, chỉ còn bóng đèn điện cao áp chiếu lặng lẽ, vàng vọt trong sương và những chị lao công khác như chị Thoa vẫn đang lặng thầm quét rác.

Rong ruổi dọc khu phố Hoàng Hoa Thám, cô Yến công nhân lao công vẫn miệt mài lùa chiếc chổi tre xuống mặt đường quét từng đống sỏi đá, nhành cây khô. Tiếng chổi tre đưa đi sàn sạt trong đêm khiến tôi chạnh lòng nghĩ: khi người ta được quây quần bên gia đình vào những tối cuối tuần thì những người như cô lại miệt mài với công việc thầm lặng của mình để giữ cho phố phường sạch đẹp.

Trời lác đác mưa nên công việc của các cô đã vất vả giờ lại càng khó khăn thêm. Cây cối vào mùa thay lá, những lớp lá dính nước cứ dính bết lấy mặt đường mặc cho chiếc chổi tre ghì mạnh vẫn cứ nằm trơ trơ.


Những người công nhân vệ sinh vẫn miệt mài làm việc dù trời đã về đêm.

“Dọn dẹp xong, hè phố sạch đẹp cũng thấy vui vì góp phần làm sạch đẹp phố phường. Nghề gì cũng vậy, không có cái tâm thì khó mà trụ. Như các cô giờ lương cơ bản cũng chỉ ngót nghét 3 triệu chi tiêu lo cho gia đình chả nổi. Rác tái chế được người ta cũng cứ quẳng đi, mình lao động chân tay không ngại nên cứ m lại bán cho hàng tái chế vừa đỡ phí vừa kiềm được thêm dăm ba đồng bù vào đồng dưa đồng cà nữa”. Cô Yến thật thà chia sẻ.

Vất vả là vậy, nhưng nghề lao công cũng chất chứa cả những nguy hiểm. Do tính chất công việc nên các cô các chị lao công phải làm việc cả về đêm. Đây cũng là thời điểm những con say, con nghiện, đạo chích và cả những tay đua xe hoạt động nên những nguy hiểm luôn rình rập và có thể ập đến bất cứ lúc nào. Các chị, các cô thường hay đùa nhau “Một trong những nghề nguy hiểm nhất trên đời này là nghề... quét rác”. Câu nói đùa của những người nữ lao công ca đêm lại là một sự thật xót xa bởi có rất nhiều trường hợp người lao công làm việc vào ban đêm bị trấn tiền, đe dọa hay là nạn nhân không thương tiếc của những “cơn bão đêm”. “Không biết đâu mà lường cháu ơi, bây giờ bọn choai choai hứng lên là đua bạt mạng” - cô Yến lắc đầu nói.

Kết

Do tính chất công việc nên hầu hết những người công nhân môi trường gắn liền với nghề trên dưới chục năm. Mỗi người tìm đến với nghề với một lí do khác nhau nhưng hầu hết họ bám trụ với nghề cũng vì mưu sinh. Mỗi người một hoàn cảnh, dù công việc có cực nhọc, dãi dầm mưa nắng, thường xuyên bị đau mỏi xương khớp hay những bệnh về mắt, đường hô hấp thì họ vẫn phải khắc phục mà tiếp tục bám trụ với nghề.

Hãy thử tưởng tượng, nếu một ngày thành phố này không có những người công nhân quét rác sẽ ra sao? Sẽ chỉ là một thành phố với sự bừa bộn và xấu xí. Hãy biết trân trọng và cảm thông, hãy chia sẻ và giúp đỡ họ hoàn thành tốt công việc của mình bằng những việc làm đơn giản nhất là vứt rác đúng nơi quy định.

Và trong dòng đời hối hả này, đôi khi chúng ta đừng bước đi vội vã, hãy bước đi chậm lại một chút thôi và hãy để tâm đến những người làm công việc tưởng chừng bình thường như nghề quét rác, một nghề vất vả và cũng  là một nghề cao quý trong xã hội.

Bùi Thị Thanh Tân
Lớp Phát Thanh K30
HV Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật22 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật22 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN