Chìa khóa nào mở ra cánh cửa phát triển bền vững ở Việt Nam?

(Sóng trẻ) - Đáp án của câu hỏi này chính là cụm từ tăng trưởng xanh. Giáo sư quôc tế về tăng trưởng xanh, Peter Newman khẳng định: “Nếu các bạn không hành động, không định hướng nền kinh tế theo mục tiêu tăng trưởng xanh ngay lúc này thì sớm muộn cũng bị tụt hậu và lâm vào khủng hoảng, không gì cứu vớt”.

Phát triển kinh tế nóng vội, chú trọng phát triển công nghiệp là những lý do chính khiến môi trường trở nên ô nhiễm trầm trọng. Để giải quyết vấn đề này, thế giới đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ  nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh, trong đó lấy yếu tố tăng trưởng xanh làm nên tảng để hướng đến phát triển bền vững.

Thuật ngữ tăng trưởng xanh đã phổ biến trên thế giới từ nhiều năm qua và được đánh giá là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, mãi đến tháng 9-2012, chính phủ Việt Nam mới chính thức phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Vì vậy, xung quanh vấn đề này vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều cũng như những thắc mắc, nghi  ngại rằng: làm sao một nước thu nhập trung bình như Việt Nam có thể thực hiện một bước tiến nhảy vọt từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh và làm sao để tăng trưởng xanh thực sự trở thành một chìa khóa đưa Việt Nam thoát khỏi đói nghèo. 

Xoay quanh vấn đề này, người viết đã có cuộc trao đổi với Giáo sư về phát triển bền vững, chuyên gia thế giới về tăng trưởng xanh đến từ Australia, ngài Peter Newman.

Thưa Giáo sư Peter, đối với nhiều người dân Việt Nam, tăng trưởng xanh được xem là một thuật ngữ khá mới? Vậy, ngài có thể giải thích rõ hơn về khái niệm này?

Tăng trưởng xanh là một khái niệm được nói đến từ khoảng 10 năm nay. Bản chất của tăng trưởng xanh là dựa trên việc phát triển kinh tế bền vững mà vấn đề phát triển bền vững lại được thế giới đề cập tới suốt 20 năm qua. Vì vậy, có thể khẳng định, trên thế giới, tăng trưởng xanh không còn là một vấn đề mới mẻ.

Hiểu một cách đơn giản nhất, tăng trưởng xanh tức là phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Hai khái niệm này cần đi liền và không thể tách rời. Chúng ta không thể vì muốn phát triển kinh tế mà bỏ qua yếu tố môi trường và ngược lại.

Theo chiến lược, đến năm 2020, Việt Nam mới cơ bản trở thành một nước công nghiệp, tức là vẫn chú trọng kinh tế nâu. Có ý kiến cho rằng, việc theo đuổi mục tiêu tăng trởng xanh lúc này là quá sớm và quá sức đối với Việt Nam. Ngày đánh giá như thế nào về quan điểm nêu trên?

Đã quá muộn rồi. Nếu bạn vẫn còn e ngại việc định hướng nền kinh tế theo chiến lược tăng trưởng xanh thì đó là một sai lầm nghiêm trọng. Trên thế giới, hầu hết các nước đã bắt đầu ý thức rằng: việc xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh là một xu thế và yêu cầu tất yếu của thời đại. Tôi cũng rất mừng vì điều đó, bởi vấn đề tăng trưởng xanh cần có sự chung tay của toàn thế giới.

Các quốc gia đang gặp phải vấn đề tiêu thụ than quá nhiều dẫn đến ô nhiễm không khí, khai thác dầu quá nhiều làm trữ lượng dầu mỏ lâm vào cạn kiệt, đẩy giá gas, giá xăng dầu lên mức cao “ngất ngưởng”, đó là còn chưa kể đến nạn chặt phá rừng, săn bắn động vật trái phép… Nếu các bạn không hành động, không định hướng nền kinh tế theo mục tiêu tăng trưởng xanh ngay lúc này thì sớm muộn cũng bị tụt hậu và lâm vào khủng hoảng, không gì cứu vớt.

17f20dec6_anh_gs_peter.jpg

Giáo sư Peter Newman

Xuất phát điểm là một nền kinh tế ở mức trung bình, khi định hướng theo đuổi tăng trưởng xanh, theo ngài Việt Nam sẽ gặp phải những khó khăn gì và đâu là thách thức lớn nhất cần vượt qua?

Các bạn sẽ có rất nhiều khó khăn, tôi có thể khẳng định điều đó. 

Ví dụ, trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ điện năng, các bạn đang tự sản xuất ra điện bằng năng lượng gió, mặt trời hay vẫn sử dụng than đá là nhiên liệu chính? Nếu các bạn vẫn chọn cách sử dụng than đá thì các bạn đã bỏ lỡ cơ hội phát triển kinh tế dựa trên những nguồn năng lượng sạch, thứ mà có thể giúp kinh tế phát triển một cách an toàn. Thị trường thế giới thường xuyên thay đổi, than đá đã không còn là sự lựa chọn phù hợp. Nó chỉ tồn tại để phục vụ cho lợi ích của một nhóm người có lợi ích gắn chặt với thị trường nhiên liệu hóa thạch.

Tiếp nữa là vấn đề giao thông. Các bạn sẽ đặt vào đường cao tốc loại phương tiện gì? Xe máy, ô tô hay phương tiện công cộng và xe đạp? Rồi vấn đề ô nhiễm nguồn nước, vấn đề xây dựng các nhà vệ sinh công cộng hợp tiêu chuẩn, một thứ tưởng như rất nhỏ những lại có đóng góp quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nài ra, các bạn sẽ trả lời câu hỏi làm sao để giảm thiểu nạn chặt phá rừng, phát triển kinh tế rằng gắn với bảo vệ môi trường đất, nước, không khí và động vật hoang dã? Tất cả những thứ đó đều là những câu hỏi không dễ trả lời.

Trong lúc này, một nền kinh tế như Việt Nam muốn hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh thì thách thức lớn nhất chính là việc phải vừa phát triển kinh tế, vừa đi đôi với bảo vệ môi trường. Vấn đề xanh hóa nền kinh tế cần diễn ra một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực đời sống – xã hội, kinh tế - chính trị, văn hóa – giáo dục.

17f20dec6_gio.jpg

An ninh năng lượng chỉ tìm được lời giải bằng năng lượng sạch trong nền kinh tế xanh

Trến thế giới đã có rất nhiều nước thực hiện tăng trương xanh thành công. Vậy là một quốc gia đi sau, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm gì từ  các nước khác nhằm tháo gỡ  những khó khăn trước mắt?

Có rất nhiều minh chứng cho sự thành công của các nước khi theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh. 

Đơn cử như trường hợp của Singapore, một nước mà hơn 20 năm về trước vẫn là một quốc gia nghèo. Tuy nhiên, chính phủ của họ đã đặt tăng trưởng xanh vào mục tiêu phát triển kinh tế. Giờ đây, Singapore là một đất nước có hệ thống giao thông công cộng tốt và có khả năng tái chế toàn bộ chất thải rắn. Tôi có thể nói vui rằng, người dân nơi đó đang từng ngày uống lại nước thải của họ với thái độ rất yên tâm vì công nghệ xử lý chất thải của nước này quá tuyệt vời. Họ thực sự đã làm xanh hóa mọi ngôi nhà, mọi góc phố, sáng tạo ra những cách thức phát triển xanh thực sự độc đáo.

Nói như vậy để thấy rằng không có một công thức chung trong vấn đề tăng trưởng xanh. Việt Nam không thể bắt chước Singapore. Việt Nam là Việt Nam, các bạn phải đối mặt với những khó khăn của riêng mình và phải tự sáng tạo cho mình một công thức phát triển riêng. 

Trước viêc xu thế phát triển bền vững đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm, các bạn sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ từ các quốc gia khác, đó là một thuận lợi quan trọng mà các bạn cần nắm lấy. 

Trong thế giới phẳng, cơ hội mở ra cho các quốc gia là ngang nhau và điều quan trọng là các bạn phải biết nắm bắt chúng.

Ngài đang nói đến những cơ hội cho Việt Nam bắt nhịp nền kinh tế xanh toàn cầu? Vậy, theo ngày đâu là cơ hội lớn nhất của việt Nam và làm thế nào, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội đó?

Con người. Con người là thế mạnh lớn nhất mà các bạn đang sở hữu. Tôi nhận thấy người Việt Nam rất quan tâm đến tăng trưởng xanh và họ đã đặt ra cho tôi rất nhiều câu hỏi sâu sắc. 

Nhiều người Việt Nam có mong muốn được cống hiến sức lực cho tổ quốc. Đó là điều mà các bạn cần tự hào vì không phải quốc gia nào cũng như thế. Có nhiều nước, người dân của họ chỉ mong muốn được rời bỏ quê hương xứ sở đi đến một đất nước giàu mạnh hơn. Tất nhiên, tôi có thể hiểu vấn đề này trong trường hợp, đó là những nước quá nghèo đói và thường xuyên xảy ra bất ổn chính trị. 

Tôi đánh giá Việt Nam là một nơi lý tưởng để nuôi dạy, giáo dục con cái, đào tạo nhân lực để rồi từ đó hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài, bền vững. Khi đã có yếu tố nhân lực, việc các bạn cần làm là phải biết cách lắng nghe họ, những con người thực sự tài năng và tâm huyết với vấn đề tăng trưởng xanh!

Ngài có thể giải thích rõ hơn về ý kiến vừa rồi? Tại sao ngài lại cho rằng Việt Nam là nơi lý tưởng đào tạo nhân lực trong khi có nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng giáo dục của Việt Nam vẫn đang ở mức thấp?

Bạn biết đấy, tăng trưởng xanh trước hết là phải gắn với phát triển nhân lực mà muốn thế, việc đầu tiên là phải nâng cao chất lược giáo dục.

Tuy nhiên, việc này các bạn phải tự làm, tôi nhấn mạnh là các bạn phải tự đào tạo  nhân lực tại chỗ. Vì sao lại như vậy? Tôi lấy dẫn chứng, ở Australia, chúng tôi là nơi đầu tiên cấp bằng thạc sỹ, sau đó là tiến sỹ về lĩnh vự phát triển bền vững. 

Đã có nhiều quốc gia cử người sang học, tiêu biểu như Bangladesh đã cử 20 người sang, nhưng sau khi học xong họ không về nước mà lại tìm cách ở lại Australia. Như vậy là một thất bại, chất xám bị chảy máu và việc lan toản ý tưởng tăng trưởng xanh vẫn chỉ là khái niệm nằm trong trang sách. Nhận thức vấn đề này, hiện nay Australia đang cấp nhiều học bổng cho người dân các nước theo đuổi nghiên cứu tăng trưởng xanh trong phạm vi quốc gia và nghề nghiệp của họ. Đó là cách đào tạo nhân lực hiệu quả, chống lại nạn chảy máu chất xám.

Tôi khẳng định lại rằng, muốn tăng trưởng xanh, Việt Nam cần chú trọng phát triển nhân lực tại chỗ hơn là mong đợi vào sự du học từ các quốc gia khác.

Nài yếu tố con người, theo ngài, để hướng tới tăng trưởng xanh, Việt Nam còn cần đến những yếu tố nào khác?

Báo chí – Truyền thông. Theo tôi, truyền thông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề tăng trưởng xanh. Cuộc cách mạng này sẽ rất đau đớn. Nó sẽ diễn ra  một cách âm ỷ trước khi thực sự bùng bổ, trong giai đoạn khơi mào, báo chí chính là công cụ “dọn đường” cho cách mạng cháy sáng. 

Vai trò của Báo chí – Truyền thông ở đây chính là tạo ra sự đồng thuận trong xã hội. Chúng cần giúp đỡ người dân đứng về phía chính phủ, để họ tin rằng tăng trưởng xanh là lối đi đúng đắn cho Việt Nam. Và, rồi bạn không tưởng tượng được đâu, chính họ sẽ là người hành động, làm nên sự thay đổi toàn bộ hiện trạng nền kinh tế nâu hiện nay. 

Bạn biết đấy, ở Mỹ, thủ tướng của họ cũng rất tâm huyết với chính sách tăng trưởng xanh, nhưng ông ta không thể thuyết phục người dân tin theo mình vì báo chí. Báo chí bảo người dân rằng tăng trưởng xanh là không tốt và khuyên họ nên duy trì nền kinh tế nâu như hiện nay, kết quả, kinh tế Mỹ đến giờ vẫn là nền kinh tế nâu, có lẽ đó cũng là một trong những lý do khiến Mỹ thường xuyên khủng hoảng và những cuộc khủng hoảng về sau bao giờ cũng trầm trọng hơn trước đó.

6f1d3859f_baochi.jpg

Để theo đuổi mục tiêu tăng trưởng xanh thành công, báo chí đóng vai trò vô cùng quan trọng

Ở cương vị một người chuyên nghiên cứu về tăng trưởng xanh trên phạm vi thế giới, ngài có nhận xét gì về những nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề xây dựng kinh tế bền vững, nhất là kể từ tháng 9-2012, chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh?

Tôi đánh giá cao các bạn, các bạn đã có một chiến lược ở tầm vĩ mô. Như bạn thấy đấy, Australia đâu có một chiến lược nào và biết đâu đấy, chúng tôi rồi sẽ tụt hậu thì sao?

Việc chính phủ vạch ra chiến lược ở cấp quốc gia chỉ là sự khởi đầu. Vấn đề cần làm lúc này là cụ thể hóa các chiến lược đó ở cấp địa phương. Việc này sẽ là mất thời gian nhưng lại là sự lựa chọn đúng đắn không thể khác được.

Êtôpia từng rất nghèo, nghèo hơn cả Việt Nam, nhưng nhờ những nỗ lực từ chính phủ và sự đồng lòng của người dân, giờ đây 10% GDP của họ gắn với tăng trưởng xanh. Đó là dẫn chứng cho thấy tầm quan trọng của việc chính phủ trong vấn đề thúc đẩy tăng trưởng xanh. Nhưng các bạn còn cần đến một yếu tố  nữa, đó là xây dựng lòng tin và hy vọng cho mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội để họ tin rằng: tăng trưởng xanh chính là chìa khóa giúp Việt Nam mở ra cánh cửa phát triển bền vững.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng Việt Nam là một quốc gia rất đặc biệt. Tôi đã từng viết cuốn sách “Green growth in Asia”, trong đó có đề cập tới nhiều nền kinh tế xanh của châu Á, nhưng đáng tiếc chưa có tền Việt nam bởi khi ấy tôi không biết các bạn cũng đang có một chiến lược tăng trưởng xanh ở tầm vĩ mô như vậy! Lần tái bản tới, tôi nhất định sẽ bổ sung Việt Nam vào cuốn sách ấy và sẽ đặt 
Việt Nam trong một chương đặc biệt.

Trương Thu Hường

Báo mạng điện tử K31


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN