Chiều mưa

Nó vẫn ngồi trầm tư bên chiếc bàn học con con. Những hạt mưa rả rích rơi nài trời dường như không có tác động gì tới nó, mặc dù qua ô cửa sổ nó có thể nhìn thấy tất cả khung cảnh ấy. Nó đăm đăm nhìn về phía trước và thấy lòng mình nặng trĩu. 


Nó cũng không hiểu vì sao nữa. Mỗi lần có chuyện buồn nó thường ngồi vào đây, không phải để học, cũng chẳng phải để làm gì cả. Nó chỉ ngồi lặng lẽ, cặp mắt đăm chiêu hướng ra nài cửa sổ. Những lúc như thế nó vẫn thích được yên tĩnh một mình để suy nghĩ. Thường thì nó hay gặp chuyện buồn trong nhà thôi. Nó vốn là đứa nan nãn, lễ phép, lại học giỏi lên ai cũng quý. Vì thế ít khi nó phải buồn vì chuyện trường lớp, bạn bè, hay những người xung quanh. Nhưng cứ về đến nhà thì nỗi buồn dường như hôm nào cũng trực sẵn ở nài cổng đón nó, mặc dù có lần nó vừa mới vui vẻ trên đường đi học về xong. 


Rain. 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


Nó bước qua cái cổng tre vào sân. Tất cả vẫn im lặng. Căn nhà ngói cũ kĩ hiện ra trước mặt nó. Nó bước vào trong nhà. Một mùi ẩm thấp xông lên từ nền đất. không khí trong nhà yên ắng lạ thường. Nó có thể nghe rõ từng hơi thở của bố vang lên đều đều trên chiếc giường ọp ẹp. Thấy có tiềng bước chân, đoán biết là con về, bố nó hỏi: “Con đã về đấy à ?”- “ Vâng ạ”- Nó đáp lời bố rồi đi vào bàn học mà chẳng biết nói gì thêm. Nó thương bố lắm. Bố nó là người vất vả, lam lũ. Thường thì nếu không đi làm ở xa, những lúc ở nhà bố không bao giờ để nó phải cực nhọc. Bố lo mọi việc trong nhà từ nhỏ đến lớn để dành thời gian cho nó học. Nó thấy bố làm mà thương bố quá. Nó tự nhủ phải gắng học hơn để đỡ tội công lao của bố. Và nó đã làm được. bốn năm cấp hai nó đều là học sinh giỏi. Rồi nó đỗ vào lớp 10 với số điểm xuất sắc.


Nhưng dạo này bố bị bệnh nên việc nặng nó phải tự làm. Khi nào bớt đau bố mới giúp nó được những việc vặt như quét dọn nhặt rau thôi. Nó vẫn thương bố. Nghe đâu chị y sĩ nhà bên bảo bố nó bị bệnh nặng lắm. Mỗi lần trở trời, nhất là vào ban đêm khi nó thức dậy thì thấy bố đang quằn quại ở giường bên. Lòng nó se lại mà nó chẳng biết làm gì hơn. Nó vẫn nằm im đó, nước mắt dàn dụa. Bên ấy đã có mẹ nó. Nhưng nó thấy mẹ vẫn im lặng. Nó biết mẹ chưa ngủ-ngủ làm sao được vào lúc ấy ? Vậy mà mẹ không có một lời hỏi han, chăm sóc bố.


Trước kia, khi nhà nó còn no ấm, đó là khi bố nó chưa bị bệnh còn có thể đi làm thợ xây được ấy thì cuộc sống thật là hạnh phúc. Nó và em tha hồ vui đùa, cười vang cả nhà. Bố mẹ nó cũng rất hòa thuận và luôn cưng chiều an em nó. Không mấy khi nó thấy bố mẹ to tát với nhau. Rồi chỉ vì bố bị bệnh mà nhà sa sút dần. Và nó lờ mờ nhận ra khối tình cảm gia đình cũng dần rạn nứt. Những tiếng cười đùa không còn nữa. Trong nhà chỉ là một không khí im lặng đến ngột ngạt. Mọi người sợ cả việc phải nói với nhau. Hình như mối người đều bị ngăn cách bởi một bức tường vô hình nào đó. Mẹ nó thì ngày càng lạnh nhạt với bố. lúc đầu chỉ là qua nét mặt. rồi về sau nỗi bực dọc ngày càng rõ hơn qua từng cử chỉ lời nói, đặc biệt là những cái lườm cái nguýt, những câu bóng gió làm nó sợ đến gai người. Hơi một tí là mẹ lại quát mắng anh em nó. Thằng em nó có thể bị ăn đòn hoặc bị tát bất cứ lúc nào. Còn nó thì luôn nhận được những lời than thở của mẹ: “Suốt ngày mày chỉ vùi đầu vào chữ với nghĩa. Mày chẳng làm gì giúp tao cả.  Bao nhiêu việc trong cái nhà này đều đổ hết lên đầu tao. Mày xem những đứa bằng tuổi mày ở cái làng này có đứa nào học hành gì đâu, vậy mà nó đều đi làm tiền cho bố mẹ cả rồi. Chỉ còn mỗi mình mày là…Trời ơi là trời. Sao số tôi lại khổ đến thế hả trời…” Bố nó vẫn im lặng. Nó biết bố thương em, thương nó, thương mẹ nhiều lắm. Nhưng bây giờ ông bất lực. Ông biết làm gì đây khi mà những cơn đau vẫn hành hạn không để ông yên. Ông không thể làm ra tiền như hồi còn khỏe được nữa. Cả nhà đành trông cậy vào những đồng tiền ít ỏi mà mẹ nó bán rau được. Mà mọi khoản vẫn phải chi tiêu như trước, lại còn tốn thêm tiền thuốc thang cho bố. Mẹ nó thì kẹt tiền. Mỗi lần phải tiêu đến tiền mẹ nó xót đến điên người. Khi nó hoặc thằng em nó có xin tiền đóng học hay mua thứ gì đó mẹ nó lại gắt lên: “Lại tiền, lại tiền, cái gì cũng tiền”. Vì thế mẹ nó thường hay cau có. Nó hiểu mẹ nên chỉ buồn và thương mẹ chứ không nỡ giận, bởi mẹ cũng vì bố, vì anh em nó.


Chiều nay nó vẫn ngồi trầm tư bên bàn học.Trông nó cứ như ông cụ non vậy. Sáng nay, bố nó đau giữ dội. những cơn đau làm ông quằn quại, mặt xám ngắt. Nó phải mau mải chạy sang tìm chị y sĩ nhà bên tiêm cho bố. Từ lúc đó đến giờ dường như bố nó đã bớt đau hơn. Nhưng tiền thuốc, tiền tiêm lại lo lấy đâu mà trả. Tiền bán rau của mẹ nó thì thấm vào đâu. Ý nghĩ kiếm tiền mới đêm qua chìm đi, giờ lại thấp thoáng hiện lên trong đầu nó. Nhưng ở cái làng quê vẫn còn nghèo nàn này người lớn tìm việc làm còn khó nói gì đến nó. Những con cua con ốc mà nó bắt được chỉ đủ để anh em nó mua bút sách thôi. Nó muốn kiếm được nhiều tiền hơn để chữa bệnh cho bố, để mẹ nó đỡ khổ, để nuôi em nó ăn học, và để xóa đi không khí lạnh lẽo trong nhà. Thế nên đã mấy lần nó định bỏ học, trốn nhà theo mấy đứa bạn cùng trang nứa ra Hà Nội, Hải Phòng kiếm tiền. Những đứa bạn nó ra thành phố, đứa thì đi phụ xây, nhưng việc này nặng lắm, chắc gì nó đã làm được, đứa thì đi làm thuê trong các cửa hàng, tiệm ăn, đứa thì đi bán báo, bán vé số hay bán kem. Nó nghĩ đến những công việc ấy xem mình có thể là được việc gì rồi lên kế hoạch chu đáo cho chuyến đi sắp tới. Nhưng đã hai lần nó lẻn đi vào lúc nửa đêm thì lại gặp đúng lúc bố nó thức dậy. Thế là nó đành ở nhà. Nó biết, sẽ chẳng bao giờ bố cho nó đi đâu. Bố luôn thương nó hết mực mà. Bố không muốn nó bở học, không muốn nó phải bươn trải nài đời sớm như vậy, sẽ tội nghiệp nó.


Đêm qua nó lại lẻn đi lần nữa. Lần này không phải là bố mà là mẹ thức dậy. Nó vừa mới thu dọn xong đồ đạc, cho vào cái ba lô trước kia bố nó vẫn mang đi làm, chưa kịp hé cửa ra thì nó bỗng giật bắn mình. Nó đứng sững lại, hai chân run run và gai ốc bắt đầu nổi lên. Trời ơi! Mẹ nó. Mẹ nó hỏi: “Mày đi đâu đấy ?” Nó lúng túng chẳng biết trả lời chẳng biết trả lời thế nào, chỉ ấp úng: “Con…con…” Tức thì mẹ nó thức dậy, bật điện: “A, thằng này giỏi, mày giỏi thật. mày đi đâu? Nói mau ?” Lưỡi nó níu lại, không nói được một lời nào cả. Nó cúi gằm mặt xuống đất, không dám nhìn mẹ nữa. Nó sợ lắm, khi phải nhìn thấy ánh mắt của mẹ lúc này. Nó biết, mẹ đang rất giận dữ. Nó im lặng chuẩn bị cho trận quát mắng hay trận đòn đang sắp sửa ập tới. Nhưng không! Sao lần này mẹ nó lại không mắng chửi, không đánh đòn nó, mà lát sau, mẹ nó chỉ bảo: “ Thôi, đi ngủ, mai tao hỏi tội mày”. Từ lúc ấy nó chẳng thể nào ngủ được. Nó không hiểu tại sao lại như vậy. Hay là mẹ đã biết chuyện rồi? Cũng có thể lắm chứ…Cứ thế, nó trằn trọc suy nghĩ đến tận sáng.


Sáng nay, có lẽ mải đi chợ sớm nên mẹ nó chưa kịp hỏi nó về chuyện đêm qua. Vì thế nó vẫn thấy sợ. Nhưng nó đã dự định rồi. Nó sẽ nói hết mọi chuyện cho mẹ biết. Nó tin, mẹ không trách mắng nó đâu. Mẹ sẽ hiểu nó.


Những ý nghĩ ấy làm nó miên man từ nãy đến giờ, không biết rằng nài trời mưa đã tạnh, những tia nắng hồng nhạt đang chiếu vào căn nhà qua ô cửa sổ trước mặt nó. Nó bỗng giật mình khi nghe thằng em reo lên: “A, mẹ đã về, mẹ đã về!” Lúc đó nó mới chợt nhớ ra là mình chưa thổi cơm. Nó lặng lẽ đứng dậy, nhìn ra bầu trời xanh trong không gợn mây, ngấn đục sau cơn mưa mà thấy lòng hơi ấm áp trở lại. Nó lại nghĩ đến một ngày kia hạnh phúc. Nhà nó không còn nghèo nữa. Nó cùng em lại được lại được sống trong tiếng vui đùa, bố mẹ nó lại thương yêu nhau và gia đình gia đình lại êm ấm như xưa./.


Vũ Viết Tuân

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN